15/03/2021 20:34 GMT+7

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Ngày 15-3, nhiều người dân đến hành lễ tại chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vẫn không thực hiện việc đeo khẩu trang theo quy định, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 1.

Khu vực bán vé, bến thuyền của chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) chiều 15-3 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ngày 15-3, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại chùa Tam Chúc, lượng du khách, phật tử thập phương đổ về đây vẫn tương đối đông.

Tại khu vực cổng ra vào, người đi lại khá thông thoáng, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy. Ngoài ra, các du khách khi muốn vào trong khu vực nội tự chùa Tam Chúc phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và khai báo y tế.

Các trường hợp tới từ vùng nguy cơ có dịch cao sẽ được khuyến cáo và đề nghị không vào tham dự lễ chùa.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào trong khu vực nội tự, rất nhiều du khách phớt lờ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế khi tới nơi công cộng.

Đa số du khách đều bỏ khẩu trang, thoải mái nói chuyện, tụ tập thành từng nhóm như chưa hề có những cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 vẫn ở mức cao trong cộng đồng, không có ai nhắc nhở.

Đến hơn 15h cùng ngày, lực lượng bảo vệ nhà chùa mới cầm loa thông báo nhắc nhở, yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhưng nhiều người vẫn không chấp hành.

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 2.

Lượng người đổ về chùa Tam Chúc trong ngày 15-3 vẫn tương đối đông, tuy nhiên không đáng kể so với ngày trước đó - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trước đó, ngay trong sáng 15-3, ông Nguyễn Văn Trọng, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam, đã làm việc khẩn với chùa Tam Chúc sau khi có thông tin ngôi chùa này đón tới 5 vạn lượt khách vào ngày cuối tuần qua.

Tại đây, ông Trọng yêu cầu phải thực hiện nghiêm 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tăng cường các tổ công tác của nhà chùa, bố trí thêm các đội tuyên truyền loa tay yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.

Đặc biệt, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Nam yêu cầu Ban quản lý khu du lịch Tam Chúc phải có định hướng phân luồng khách ngay từ ngoài cổng vào, chứ không thể để khách dồn vào bên trong chốt bán vé mới phân luồng.

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 3.

Tại các cổng ra vào, người dân được đo thân nhiệt, khai báo y tế và khử khuẩn tay - Ảnh: PHẠM TUẤN

Cũng trong sáng cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thượng tọa Thích Minh Quang - phó trụ trì chùa Tam Chúc - cho biết lâu nay chùa Tam Chúc cũng như chùa Bái Đính luôn thực hiện rất nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế.

Theo vị phó trụ trì chùa Tam Chúc, 5 vạn du khách tới chùa hôm 14-3 là con số đột biến, nằm ngoài dự kiến của nhà chùa và ban quản lý nên lúc đầu đã không xử lý kịp, để xảy ra tình huống dồn ứ khách cục bộ trong khoảng 3 giờ đồng hồ.

Được biết, 5 vạn du khách/ngày là con số đông kỷ lục về lượng người đổ về một ngôi chùa kể từ khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ mùa lễ hội năm ngoái.

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 4.

Được yêu cầu đeo khẩu trang, tuy nhiên ngay từ khi lên xe điện để vào khu nội tự, nhiều người dân đã cởi bỏ khẩu trang - Ảnh: PHẠM TUẤN

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 5.

Nhóm bạn trẻ ngang nhiên không đeo khẩu trang đi lại trong nội tự, không ai nhắc nhở - Ảnh: PHẠM TUẤN

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 6.

Khẩu trang được cởi ngay cả khi hành lễ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 7.

Người dân không đeo khẩu trang trong khu vực chùa Tam Chúc chiều 15-3 là hiện tượng phổ biến - Ảnh: PHẠM TUẤN

Bất chấp cảnh báo, nhiều người vào chùa Tam Chúc vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh 8.

Chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) hằng năm đón rất đông phật tử, du khách đổ về - Ảnh: PHẠM TUẤN

Giáo hội, Bộ Văn hóa cùng ra văn bản sau vụ 5 vạn người viếng chùa Tam Chúc

TTO - Chiều 15-3, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng ra văn bản chỉnh đốn việc phòng chống dịch COVID-19 tại các chùa, sau vụ việc 5 vạn du khách chen chúc đến chùa Tam Chúc ngày 14-3.

PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar