07/07/2022 22:16 GMT+7

Bắp chân sưng, chuột rút, đau ngực vì đông máu hậu COVID-19

T. LŨY
T. LŨY

TTO - Thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cảnh báo thời gian gần đây tiếp nhận cấp cứu nhiều bệnh nhân bị tăng đông máu sau nhiễm COVID-19. Điểm chung của các trường hợp này là đều có hiện tượng đông máu bất thường sau khỏi COVID-19.

Bắp chân sưng, chuột rút, đau ngực vì đông máu hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho một nam bệnh nhân bị biến chứng đông máu sau khi khỏi COVID-19 - Ảnh: T. LŨY

Cụ thể từ tháng 6-2022 đến nay, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị tăng đông máu bất thường sau khi khỏi COVID-19 vài tháng.

Như trường hợp của cụ bà T.T.X. (81 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) bị bắp chân phải đột ngột sưng phù, đau tức và chuột rút, gia đình đưa tới bệnh viện thăm khám. Kết quả thăm khám và chụp mạch máu, bác sĩ phát hiện cụ bà có huyết khối tĩnh mạch đùi bên phải gây tắc gần 90%.

Khai thác bệnh sử gia đình cho hay cụ bị nhiễm COVID-19 khỏi bệnh khoảng 3 tháng trước. Cụ bà được chỉ định dùng thuốc kháng đông để phòng cục máu đông di chuyển, nguy cơ tắc mạch phổi cấp.

Một trường hợp khác là bà T.T.T. (62 tuổi, ở TP Cần Thơ), sau khi vừa khỏi COVID-19 khoảng 1 tháng, bà đột ngột bị đau ngực, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp. Cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bác sĩ chụp cắt lớp vi tính mạch máu phổi, phát hiện bệnh nhân đã tắc gần như hoàn toàn động mạch phổi phải do cục máu đông lớn mới hình thành.

Người bệnh được cho dùng thuốc tiêu sợi huyết và tiếp tục điều trị thuốc chống đông đường uống duy trì lâu dài.

Ngoài ra, bệnh viện còn tiếp nhận một bệnh nhân lớn tuổi khác là ông N.V.L. (76 tuổi, ở Hậu Giang) vào cấp cứu vì nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng... Kết quả siêu âm và chụp CT-scan bụng thông thường không phát hiện bất thường.

Tuy nhiên khi chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện ông bị nhồi máu ở động mạch mạc treo. Gia đình cho biết trước đó khoảng 8 tháng, bệnh nhân có bị COVID-19. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu loại bỏ đoạn động mạch bị thuyên tắc, tái thông tuần hoàn…

Theo bác sĩ Trương Hoàng Tâm - khoa hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, bước đầu ghi nhận các trường hợp này đều nhiễm COVID-19.

Theo một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nhiễm COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông nghiêm trọng từ 3-6 tháng sau khi mắc bệnh. COVID-19 gây ra hàng loạt đáp ứng miễn dịch quá mức, trong đó có rối loạn tăng đông máu.

"Trong nhiều báo cáo, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, nhiễm COVID-19 ở mức độ nặng, chưa tiêm vắc xin, hoặc thừa cân béo phì và có nhiều bệnh lý nền… Máu đông có thể xuất hiện ở bất cứ mạch máu nào trong cơ thể, gây tắc mạch.

Các triệu chứng thường gặp khi bị đông máu gồm: sưng một bên tay hoặc chân, kèm theo đau; có vệt đỏ xuất hiện trên da; đau ngực, khó thở; tim đập nhanh; ho không rõ nguyên nhân, đau đầu dữ dội…

Người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ, khi thấy cơ thể bất thường sau khi khỏi COVID-19, đặc biệt với nhóm người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền", bác sĩ Tâm khuyến cáo.

Biến chứng mới khi nhiễm COVID-19: đông máu

TTO - Bên cạnh các biến chứng đã được phát hiện như suy hô hấp, ảnh hưởng hệ thần kinh và tim mạch, một mối đe dọa khác từ COVID-19 mới được phát hiện là các cục máu đông có thể gây tổn hại sức khỏe nhanh chóng, thậm chí tử vong.

T. LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Từ ngày 1 đến 10-5, Thái Lan đã ghi nhận 53.676 ca nhiễm COVID-19 và 16 ca tử vong.

Ca mắc COVID-19 ở Thái Lan gia tăng, tình hình tại Việt Nam thế nào?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong khai mỗi lần đoàn đi kiểm tra, hậu kiểm doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng đều được cấp dưới đưa cho một phong bì và nói "doanh nghiệp cảm ơn".

Nguyên cục trưởng An toàn thực phẩm nhận tiền ra sao khi 'tiếp tay' thực phẩm chức năng giả?

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Chờ đợi mòn mỏi khi khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người ức chế, mệt mỏi chọn khám dịch vụ, thậm chí phải bỏ tiền mua thuốc vì bệnh viện thiếu thuốc, vật tư.

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Tuổi mắc phải đột quỵ ở Việt Nam đang thấp hơn khoảng 10 tuổi so với các nước phát triển.

Tuổi trung bình mắc đột quỵ ở Việt Nam là bao nhiêu?

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar