Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Từ nay đến 5-5, nắng nóng tại TP.HCM và khu vực miền Trung, Nam Bộ đã "hạ nhiệt" nhưng chỉ số tia cực tím còn cao. Chuyên gia khuyến cáo người dân vẫn phải chống nắng, bảo vệ da đúng cách.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, chỉ số tia cực tím (chỉ số UV) an toàn khi nằm trong ngưỡng từ 0-2 (mức gây hại thấp), tới mức 3 đã bắt đầu gây tổn thương cho da, từ 11 trở lên, nếu tiếp xúc liên tục 10 phút với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ đúng cách, nguy cơ bỏng da, sạm da rất cao.
Chỉ số tia cực tím (UV Index) cao tại một số thành phố ở miền Trung và Nam Bộ từ ngày 3/5 - 5/5 (nguồn: Weatheronline)
Khi da tiếp xúc ánh nắng, tia UVB tấn công lớp thượng bì, gây các tổn thương nông và cấp tính ở da như đen sạm, đỏ da, phỏng nắng, rám nắng.
Tia UVA có thể tác động sâu vào bên trong da, làm tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, từ đó làm đứt gãy, tiêu hủy các protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và các phân tử proteoglycan. Do đó, da không chỉ xỉn màu do cháy nắng, mà sẽ thêm nhăn - khô - sạm nám, chùng nhão chảy xệ, thậm chí ung thư da - những hậu quả nguy hiểm mà ít người nghĩ do ánh nắng.
Theo chuyên gia Võ Thị Bạch Sương - nguyên giảng viên bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP.HCM, các biện pháp chống nắng từ bên ngoài vẫn chưa đủ an toàn mà phải "tăng sức đề kháng" cho da, chống nắng từ bên trong nhằm hạn chế tia UV hủy hoại cấu trúc nền của da.
Chuyên gia Võ Thị Bạch Sương cho biết sức đề kháng của da với ánh nắng suy giảm theo độ tuổi và khác nhau ở từng người. Vì thế, ở tuổi 20, chỉ cần bôi kem chống nắng bên ngoài đã có thể đem lại hiệu quả, tình trạng cháy nắng cũng nhanh phục hồi hơn.
Nhưng sau 30 tuổi, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, da trở nên yếu dần dẫn đến dễ bị bắt nắng, khó phục hồi các vết đen sạm, khô, nhăn và chảy xệ nhanh hơn.
Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện một loại thảo dược quý vùng Trung Mỹ mang tên P. Leucotomos. Được sử dụng rộng rãi bởi các cư dân xa xưa của vương triều Inca và Aztec, thậm chí là ngày nay tại Honduras và Nicaragua, P. Leucotomos thường được dùng để đắp lên da nhằm làm dịu vết cháy nắng, ăn như rau và uống như một loại trà giải nhiệt.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu P. Leucotomos và phát hiện rất nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng tái tạo những thương tổn và đồng thời "xoa dịu" làn da trước tác hại của tia UV.
Khi da bị "oanh tạc", P. Leucotomos sẽ hoạt động như một tấm chắn, bảo vệ cấu trúc nền của da bằng cách giảm tác động của men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs, hạn chế hoạt động của tế bào hắc tố gây sạm, đồng thời kích thích sự phát triển của các protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và tăng cường sản xuất Proteoglycan là những phân tử giữ nước quan trọng tạo nên sự săn chắc, tính đàn hồi và độ ẩm của da.
Xem thêm video: P.Leucotomos bảo vệ da như thế nào
P. Leucotomos - “Bùa da” chống lại nắng nóng và tia UV nguy hại
Tham khảo thêm tại đây.
Tin cùng chuyên mục
Thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Bình luận hay