05/05/2013 02:37 GMT+7

Bảo tàng chiến tranh của ông Hiệp

LÊ BÌNH - CHÍ HÒA
LÊ BÌNH - CHÍ HÒA

TT - Từ khi có ý tưởng đến ngày khánh thành bảo tàng lưu giữ kỷ vật chiến tranh của ông Nguyễn Mạnh Hiệp (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) tròn 20 năm chẵn.

Phóng to
Ông Hiệp tại bảo tàng của gia đình

Năm 1967, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có anh trai hi sinh trên chiến trường, nhưng chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Hiệp vẫn xếp bút nghiên tình nguyện vào bộ đội. Năm 1968, sư đoàn 320B của ông cùng sư đoàn 324 đã đập tan cuộc càn quét của 13 tiểu đoàn địch (trong đó có tám tiểu đoàn lính dù) tại đồi Abia (đồi thịt băm).

Cuối năm 1969, ông Hiệp bị thương và điều trị tại đoàn an dưỡng 580. Sau đó, ông được điều về làm cán bộ khung, huấn luyện và chuyển quân bổ sung cho các đơn vị. Cuối năm 1972, ông chuyển ngành về công tác tại Bộ Văn hóa, rồi Bộ Giao thông vận tải đến lúc nghỉ hưu.

Hành trình thu gom và lưu giữ những kỷ vật chiến tranh của ông Hiệp là một kỳ tích. Mỗi khi ai đó báo tin có kỷ vật ở chiến trường, ông liền giục vợ chuẩn bị tiền, quân tư trang để lên đường. Trong mỗi chuyến đi ông tìm đến các cửa hàng buôn bán phế liệu tìm kiếm những hiện vật liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để mua. Đến đâu ông cũng để lại số điện thoại của mình để họ liên lạc mỗi khi có hiện vật mới. Vào tháng 7-2012, khi đó ở Hướng Hóa, Quảng Trị đang có bão số 3 cũng là lúc có người gọi điện báo là vừa tìm thấy vỏ quả bom 500 cân Anh (1 cân Anh = 0,453kg). Sợ họ bán mất, ông liền thuê xe vào Quảng Trị bất chấp trời mưa bão để mua vỏ quả bom ấy với giá 5 triệu đồng, cộng thêm tiền xe chở từ Khe Sanh (Quảng Trị) ra Hà Nội là 12 triệu đồng. Trên đường vận chuyển, vỏ bom này bị các trạm cảnh sát giao thông kiểm tra và họ định thu giữ, nhưng nghe ông giải thích mang về làm bảo tàng, họ lại cho đi tiếp.

“Được sống và trở về sau chiến tranh là niềm hạnh phúc lớn, có biết bao đồng đội tôi đã ngã xuống nơi chiến trường. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ làm gì đó để lưu giữ những ký ức chiến tranh, nhớ về đồng đội xưa và giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng giá trị lịch sử” - ông Hiệp nói lý do mở bảo tàng của mình. Hơn 20 năm qua, năm nào ông cũng lặn lội từ Bắc vào Nam rồi ngược lên Tây nguyên... sưu tầm những kỷ vật thời chiến. Ý tưởng xây dựng bảo tàng được hình thành từ những năm 1990, nhưng mãi đến cuối năm 2009 vợ và mấy người con của ông mới góp đủ số tiền gần 1 tỉ đồng để ông xây dựng một bảo tàng với kiểu kiến trúc Gothic hai tầng trên diện tích 100m2 đất của gia đình để trưng bày hiện vật. Bảo tàng hiện lưu giữ hàng nghìn kỷ vật, hình ảnh có giá trị của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Việc xây dựng một bảo tàng tư nhân giữa lòng thủ đô cho thấy tấm lòng của một cựu chiến binh. Mặc dù không hoành tráng, đồ sộ nhưng ẩn chứa trong mỗi hiện vật ở đây là câu chuyện cảm động về bom đạn, khói lửa và sự khốc liệt của chiến tranh.

LÊ BÌNH - CHÍ HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar