18/06/2020 12:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương

SONG LA
SONG LA

TTO - Với diện tích gần 1.500m2 trưng bày hơn 20 nghìn hiện vật, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức đón khách tham quan từ ngày 19-6, nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 1.

Sau gần 3 năm chuẩn bị, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức đón khách tham quan từ ngày 19-6 - Ảnh: TRUNG HÀ

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2020), ngày 19-6, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Dương Đình Nghệ, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) với nhiều hiện vật, khu trưng bày có ý nghĩa quan trọng.

Xuất phát từ tâm huyết muốn giữ gìn, tôn vinh và phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí và được Thủ tướng phê duyệt quyết định thành lập vào ngày 28-7-2017.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Trần Thị Kim Hoa - giám đốc bảo tàng - cho biết, từ khi được thành lập đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 1.000 ngày để triển khai các dự án thành phần là Dự án Trưng bày Bảo tàng, Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu, Dự án Tuyển dụng và đào tạo nhân sự bảo tàng.

Dự án Sưu tầm hiện vật và tài liệu hiện đã và đang tiếp tục triển khai sưu tầm trên 20.000 hiện vật, tài liệu, được tập hợp và bảo quản tại Kho cơ sở của Bảo tàng. Trong số đó, đã có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử Báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.

"Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời muộn so với nhiều bảo tàng khác nên công tác sưu tầm, khai thác tư liệu vô cùng khó khăn. Năm 2014, Bảo tàng đã có khoảng 500 hiện vật của các nhà báo lão thành công tác ở Hội nhà báo Việt Nam đóng góp.

Để có thể thu thập thêm nhiều hiện vật, chúng tôi đã kêu gọi, vận động các nhà báo hiến tặng hiện vật, tạo nên cái nhìn tương đối tổng quát về lịch sử báo chí" - bà Hoa nhấn mạnh.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 2.

Chiếc máy quay phim đầu tiên được phục dựng, trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: SONG LA

Điểm đặc biệt của bảo tàng là các hiện vật, tài liệu được trưng bày bằng nhiều cách khác nhau, tránh gây nhàm chán khi tham quan như sử dụng giải pháp đồ họa trên đại vách; trưng bày hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ kính, trục quay, bục, giá, kệ,... và thông qua các giải pháp công nghệ đa phương tiện như phát thanh, truyền hình để nâng cao trải nghiệm của công chúng khi đến với bảo tàng.

Theo ghi nhận, bảo tàng sử dụng nhiều công nghệ thông minh như hệ thống màn hình tra cứu số hóa trải dài tại không gian trưng bày, có phòng tra cứu cho người muốn tra cứu hiện vật, tư liệu bản gốc.

Nội dung trưng bày gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Bảo tàng sẽ mở cửa đón khách từ ngày 19-6 tới đây.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 3.

Một số hiện vật, tư liệu như thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của các cơ quan báo chí thời kỳ đầu được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: SONG LA

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 4.

Không gian trưng bày gồm 5 nội dung: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; 1925-1945; 1945-1954; 1954-1975 và Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay - Ảnh: SONG LA

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 5.

Hệ thống loa phát thanh ở vĩ tuyến 17 có thể truyền xa 10 km, công suất 500 W - Ảnh: SONG LA

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 6.

Chân dung những nhà báo tiên phong trong việc đặt nền móng cho lịch sử báo chí nước nhà - Ảnh: SONG LA

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 7.

Tờ báo in Tuổi Trẻ được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: SONG LA

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trước ngày khai trương - Ảnh 8.

Khu vực trưng bày của báo điện tử sử dụng công nghệ thông tin để khách tham quan có thể tra cứu tư liệu, vận dụng tối đa lợi thế đa phương tiện của báo mạng điện tử để nâng cao trải nghiệm tại bảo tàng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Bảo tàng quốc gia, vườn Hoàng cung Nhật mở cửa trở lại

TTO - Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản cho biết mở lại khu vườn phía Đông của Hoàng cung Tokyo từ ngày hôm nay 2-6, sau hai tháng đóng cửa. Tuy vậy chỉ giới hạn 100 khách tham quan trong ngày.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar