03/11/2016 13:26 GMT+7

Bao nhiêu công chức nâng niu hồ sơ của dân?

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu đã nêu câu hỏi như vậy tại phiên họp toàn thể của Quốc hội vào cuối buổi sáng 3-11.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu - Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo ông Hiểu, để triển khai có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, thì phải đột phá bằng được vào vấn đề “con người và thể chế - những điểm nghẽn, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân kìm hãm, làm chậm quá trình phát triển của đất nước”.

Nâng niu hay tìm cớ gây nhũng nhiễu?

Ông Hiểu nhìn nhận: việc bố trí, sắp xếp, phân công không ít cán bộ trong các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sở trường. Đây là vấn đề cần khắc phục sớm với quyết tâm chính trị cao, cách làm khoa học và bài bản, chặt chẽ và quyết liệt.

Một số cán bộ công chức không yếu về năng lực, trình độ, thậm chí so với công chức trong khu vực, nhưng lại kém về phẩm chất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm.

Ông nhấn mạnh: “Thử hỏi cả nước có bao nhiêu % công chức các cấp khi cầm trên tay hồ sơ hành chính của công dân, doanh nghiệp và tổ chức để giải quyết, họ thực sự nâng niu, trân trọng và coi đó là trách nhiệm của mình?”

“Liệu có bao nhiêu % trong họ thường trực một tâm niệm: phải tham mưu, xử lý thật nhanh, thật đúng để công dân kịp thời giải quyết công việc cá nhân và gia đình của họ; để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động, ăn nên làm ra, giải quyết việc làm, nộp thuế cho Nhà nước”.  

“Hay họ tìm cớ gây khó khăn, nhũng nhiễu; làm cho nhiều doanh nghiệp, công dân ngại ngần, sợ hãi khi phải tiếp cận các thủ tục hành chính. Đây là vấn đề không cá biệt ở các cấp, các ngành, các địa phương. Quốc hội, Chính phủ không có con số thống kê nhưng nhiều công dân, doanh nghiệp không làm nhiệm vụ thống kê, không hiểu về khoa học thống kê lại có thể có những con số khá chính xác về thực trạng này”.

Phải dẹp bỏ các văn bản trói buộc, kìm hãm, trục lợi…

Về vấn đề thể chế, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng “đất nước còn nhiều văn bản pháp luật chất lượng không cao, hiệu lực ngắn, xung đột, chồng chéo với các văn bản khác trong hệ thống, khó đi vào đời sống. Một số văn bản khác trói buộc, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và sức sáng tạo của nhân dân”.

“Có cả những văn bản, doanh nghiệp và cử tri kêu ca là thể hiện rõ sự trục lợi và lợi ích nhóm, ôm quyền và lợi ích về mình nhưng đẩy khó khăn, trách nhiệm cho địa phương, cơ sở”.

“Một xã hội khởi nghiệp, sáng tạo thật khó sinh sôi và phát triển trong một môi trường pháp lý như vậy. Ngay từ những phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các thành viên Chính phủ tập trung xây dựng, hoàn thiện dự thảo các nghị định để trình Chính phủ, khắc phục bệnh kinh niên nợ văn bản, luật ra nhưng không được đi vào cuộc sống” - ông Hiểu nói.

Đồng thời lưu ý rằng “quyết tâm của Chính phủ, của Thủ tướng là vậy, nhưng chúng tôi vẫn không hết nỗi lo về thể chế. Ở một số Bộ, Bộ trưởng thì quan tâm nhưng cấp dưới thì không chú trọng việc xây dựng hệ thống các thông tư, nghị định”.

“Có bộ chưa chọn những cán bộ giỏi, am tường, nhiều kinh nghiệm trực tiếp tham gia xây dựng văn bản, chính sách. Số cán bộ này dành thời gian tham gia các dự án, đi công tác nước ngoài, làm những công việc khác. Họ dành việc xây dựng văn bản, chính sách cho các chuyên viên, thậm chí cho cả những chuyên viên mới về bộ công tác được vài ba năm”.

Thực tế nêu trên dẫn đến “hệ quả là hệ thống pháp luật của nước ta chưa thực sự là hành lang pháp lý để quản lý xã hội, để khơi sức sáng tạo, để thúc đẩy phát triển, để xây dựng thói quen tôn trọng pháp luật cho tất cả mọi người”.

Bồi dưỡng tư duy sáng tạo và tâm hồn yêu thương

Ngành giáo dục và đào tạo cần sớm giảm tải chương trình, cắt bỏ những nội dung không cần thiết, dành nhiều thời gian cho trẻ vui chơi, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tư duy sáng tạo, tâm hồn, tình yêu thương và sự sẻ chia ngay từ bậc học mầm non.

Đối với bậc đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề, cần bám sát thị trường lao động, quan tâm đào tạo nghề chất lượng cao, rèn giũa thói quen tận tụy, trách nhiệm, tôn trọng kỷ luật trong lao động; thái độ hòa nhã, thân thiện khi phục vụ nhân dân.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, cập nhật kiến thức mới, hiện đại hóa phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

ĐB Ngọ Duy Hiểu

 

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar