13/05/2016 19:28 GMT+7

SWIFT: cảnh báo tội phạm mạng tấn công ngân hàng

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Hiệp hội SWIFT cảnh báo về vụ tấn công thứ hai nhắm vào một ngân hàng thương mại, tương tự vụ cuỗm 81 triệu USD vào tháng 2 từ Ngân hàng Bangladesh.

Các nhóm tội phạm mạng đang nhắm trực tiếp đến mục tiêu lớn hơn là các mạng ngân hàng thay vì người tiêu dùng hay doanh nghiệp - Ảnh minh họa: Trunews.com

Ngày 12-5, Hiệp hội SWIFT (*) đưa ra cảnh báo về đợt tấn công thứ hai của tội phạm mạng vào một ngân hàng thương mại, tương tự vụ tấn công mạng cuỗm 81 triệu USD từ ngân hàng Bangladesh vào tháng 2-2016.

* Xem vụ tấn công thứ nhất: 

SWIFT cảnh báo vụ cướp tiền từ tấn công mạng ở ngân hàng Bangladesh không phải là trường hợp riêng lẻ, và kế hoạch tấn công có liên quan đến việc chỉnh sửa phần mềm SWIFT nhằm che giấu bằng chứng về các hoạt động chuyển tiền gian lận. 

Trước đó, các nhà nghiên cứu an ninh mạng thuộc nhà thầu quốc phòng Anh BAE Systems cho biết tội phạm mạng đã thao túng phần mềm máy chủ Alliance Access của SWIFT được các ngân hàng dùng làm giao diện cho nền tảng thông tin SWIFT trong một phần kế hoạch chuyển tiền gian lận.

Theo Reuters, SWIFT xác nhận hệ thống thông tin lõi của mình vẫn nguyên vẹn không bị tổn hại, đồng thời cho biết sẽ tăng cường giám sát an ninh cho mạng lưới trụ cột của hệ thống kinh tế toàn cầu.

Các chuyên gia điều tra cho rằng vụ tấn công mạng vào ngân hàng Bangladesh không phải là trường hợp đơn lẻ, nó là một phần của chiến dịch rộng lớn và linh hoạt cao nhắm vào các ngân hàng

Theo SWIFT

Theo thông cáo từ SWIFT, những kẻ tấn công thể hiện một "kiến thức sâu sắc và tường tận những quy trình kiểm soát hoạt động cụ thể" tại các ngân hàng mục tiêu, và có thể được hỗ trợ bởi "tay trong" hay "tấn công mạng hoặc kết hợp cả hai".

Và trong cả hai trường hợp trên, SWIFT cho rằng "tay trong" hoặc những tội phạm tấn công mạng đã thâm nhập thành công các hệ thống ngân hàng mục tiêu, đánh cắp thông tin quan trọng của khách hàng và gửi đi các lệnh SWIFT chuyển tiền giả mạo.

Nhóm điều tra cho biết trong vụ tấn công thứ hai, những kẻ tấn công đã dùng một loại mã độc thuộc họ RAT (Remote Access Trojan - điều khiển từ xa máy tính lây nhiễm) loại "Trojan PDF reader" (mã độc trojan khai thác lỗ hổng trong ứng dụng đọc nội dung tập tin PDF) để thao túng các file báo cáo xác nhận lệnh dạng PDF nhằm xóa dấu vết giao dịch như xóa bản ghi hệ thống, lịch sử giao dịch và thậm chí ngăn không cho in ấn các giao dịch gian lận.

Theo Reuters, nhóm chuyên gia từ BAE Systems cho biết một ngân hàng thương mại tại Việt Nam trở thành mục tiêu của tấn công mã độc nhưng không nêu tên và số tiền bị đánh cắp cụ thể. Cuộc tấn công diễn ra tương tự cách thức tạo lệnh chuyển tiền qua mạng SWIFT trong vụ Ngân hàng Bangladesh.

Ngân hàng Bangladesh chưa hết nguy hiểm

Sau ba tháng kể từ vụ tấn công đầu tiên gây chấn động của tội phạm mạng khi thâm nhập mạng điều khiển lệnh chuyển tiền và cuỗm 81 triệu USD từ ngân hàng Bangladesh, các chuyên gia an ninh mạng cho biết mạng ngân hàng vẫn chưa an toàn và tồn tại dấu vết của ba nhóm tin tặc rình rập trong hệ thống.

Các tin tặc đã tìm cách chuyển số tiền lên đến 951 triệu USD từ Ngân hàng Bangladesh đến Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York trong vụ tấn công thứ nhất xảy ra vào tháng 2-2016 nhưng mới chuyển 850 triệu USD thì bị phát hiện vì sai... một lỗi chính tả

Xem ""

Thông tin được Reuters trích dẫn từ báo cáo của các chuyên gia được nhà chức trách Bangladesh thuê điều tra về vụ "cuỗm tiền". Chi tiết báo cáo vẫn được giữ bí mật nhằm tránh gây cản trở các hoạt động đa quốc gia truy vết nhóm tội phạm và thu hồi lượng tiền bị đánh cắp.

Trong phần thông tin Reuters nắm được, một nhóm tin tặc tạm gọi với biệt danh Group Zero chịu trách nhiệm về vụ cướp và vẫn tồn tại trong mạng ngân hàng.

Ngoài Group Zero còn có hai nhóm tin tặc khác đang "có mặt" trong mạng ngân hàng nối kết với hệ thống giao dịch quốc tế SWIFT. Một trong hai nhóm chuyên đánh cắp thông tin từ những cuộc tấn công và luôn ở chế độ "tàng hình", ẩn mình và "không phá hoại".

Phía ngân hàng Bangladesh từ chối bình luận về thông tin trên với Reuters.

(*) SWIFT: Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn cầu là mạng tài chính toàn cầu mà các ngân hàng dùng để gửi và nhận thông tin lệnh giao dịch tài chính. SWIFT với các thành viên là những ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và hơn 11.000 tổ chức tài chính trên toàn cầu. Mã "SWIFT Code" khi gửi nhận tiền giữa các ngân hàng là một trong những dịch vụ của SWIFT.

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Firefox phát triển dịch vụ thông báo vi phạm cho các trình duyệt web

TTO - Firefox, trình duyệt Internet được phát triển và duy trì bởi Mozilla, sẽ sớm có khả năng cảnh báo người dùng Internet nếu trang web họ đang xem bị tấn công trong quá khứ và cung cấp thông tin cho mọi người biết về những vụ rò rỉ dữ liệu.

Firefox phát triển dịch vụ thông báo vi phạm cho các trình duyệt web

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ

TTO - Theo công bố mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam có tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ đứng thứ hai thế giới trong quý 3 vừa qua.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ

Bạn có biết mỗi phím tắt đều bị ghi lại bởi hơn 480 trang web

TTO - Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Princeton đã phát hiện ra rằng hơn 480 trang web phổ biến trên toàn cầu đã theo dõi mọi cú nhấn phím của người dùng và gửi dữ liệu đến các máy chủ của bên thứ ba.

Bạn có biết mỗi phím tắt đều bị ghi lại bởi hơn 480 trang web

Google liên tục theo dõi vị trí bạn ngay cả khi không được cho phép

TTO – Dù điện thoại bạn đã tắt tính năng chia sẻ địa điểm, khởi động lại thiết lập mặc định, hay lấy thẻ sim ra thì địa điểm của bạn vẫn được gửi đến Google.

Google liên tục theo dõi vị trí bạn ngay cả khi không được cho phép

Backdoor ẩn trên điện thoại OnePlus cho phép truy cập vào thiết bị

TTO - Các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện ra một backdoor ẩn trên điện thoại OnePlus mà hacker có thể khai thác để truy cập vào thiết bị của người dùng. Dù cho người dùng có cài đặt bảo vệ bằng mật khẩu thì backdoor này vẫn cho phép hacker dễ dàng bẻ khóa mật khẩu.

Backdoor ẩn trên điện thoại OnePlus cho phép truy cập vào thiết bị

An toàn của trẻ em bị đồ chơi thông minh đe dọa

TTO – Lỗi bảo mật cho phép người lạ có thể nói chuyện với con của bạn thông qua một số đồ chơi này.

An toàn của trẻ em bị đồ chơi thông minh đe dọa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar