05/01/2022 21:07 GMT+7

Bạo lực với trẻ em bị phạt tới 20 triệu đồng, liệu có đủ răn đe, ngăn ngừa?

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Nghị định 130 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em vừa được ban hành kỳ vọng trở thành công cụ pháp lý hiệu quả trong bảo vệ trẻ em trước bạo lực, bóc lột lao động...

Bạo lực với trẻ em bị phạt tới 20 triệu đồng, liệu có đủ răn đe, ngăn ngừa? - Ảnh 1.

ThS Nguyễn Hải Anh - chuyên gia về bảo vệ quyền trẻ em - Ảnh: PHƯƠNG LINH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ThS Nguyễn Hải Anh - Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) - cho hay nghị định 130 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) bổ sung một số quy định mới để xử phạt các hành vi vi phạm quyền tham gia của trẻ em (điều 27); công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em (điều 31); vi phạm trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (điều 36)…

"Đặc biệt, mức phạt cao nhất cho các hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực trẻ em tại điều 22 đã được tăng lên đến 20 triệu đồng, gấp đôi mức xử phạt quy định tại khoản 2, điều 27, nghị định số 144/2013/NĐ-CP (là từ 5-10 triệu đồng)", ThS Nguyễn Hải Anh chỉ rõ.

ThS Nguyễn Hải Anh nhận định nghị định 130 nâng mức xử phạt theo hướng tăng nặng giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo lực với trẻ em, đặc biệt gần đây xảy ra vụ đánh đập khiến một bé gái 8 tuổi ở TP.HCM thiệt mạng.

Thực tế, nhiều phụ huynh, người chăm sóc trẻ không nhận biết được đâu là hành vi bạo lực với trẻ em và coi đó là hành vi bình thường để giáo dục trẻ như trừng phạt, đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật; chửi mắng trẻ…

Do vậy, bà Hải Anh cho rằng cơ quan chức năng cần mô tả rõ các hành vi vi phạm để mỗi người dân đều có thể nhận biết, phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm khắc.

"Dù mức phạt có quy định cao đến mấy đi chăng nữa mà những hành vi vi phạm không được phát hiện và báo cáo với các cơ quan chức năng hoặc có báo cáo nhưng chỉ được những người có thẩm quyền xử lý qua loa, đại khái thì sẽ không phát huy được tác dụng.

Từ đó có thể gây ra tâm lý "coi thường" pháp luật, cho rằng nghị định chỉ quy định mức xử phạt "hình thức" vậy thôi, chứ thực tế thì không mấy ai bị xử phạt cả", ThS Nguyễn Hải Anh nói.

Trong khi đó, ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) - cho biết nghị định 130 là quy định cụ thể của Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật trẻ em 2016. Đặc biệt là những hành vi vi phạm quyền trẻ em mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được phép làm.

Bạo lực với trẻ em bị phạt tới 20 triệu đồng, liệu có đủ răn đe, ngăn ngừa? - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục Trẻ em Đăng Hoa Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

"Nghị định 130 là công cụ pháp lý rất tốt khi đã đưa ra các chế tài, biện pháp xử lý hành vi vi phạm như hành vi bạo lực với trẻ em, bóc lột sức lao động, bỏ rơi trẻ em…

Trước nay, mình chỉ xử lý hình sự nếu gây tổn hại cho trẻ ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Còn hành vi chưa đến mức xử lý hình sự thì không có căn cứ để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật", ông Nam nêu rõ.

Cục trưởng Đặng Hoa Nam lấy ví dụ hành vi không tố cáo, không thông báo hoặc cản trở, che giấu việc tố cáo, thông báo hành vi xâm hại trẻ em đã được quy định tại Luật trẻ em 2016 nhưng chưa có chế tài xử lý cụ thể. Do vậy, nghị định 130 đã đưa ra các chế tài xử lý vi phạm hành chính rõ ràng, hiệu quả.

Nghị định 130 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2022) có nhiều điểm mới như mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng áp dụng cho các hành vi bạo lực với trẻ em như bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Các hành vi gồm cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hạn về thể chất, tinh thần của trẻ em; thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần cũng sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng.

Theo nghị định 130, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị phạt từ 20-25 triệu đồng. Các hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.

Đặc biệt, mức phạt tiền từ 20-25 triệu đồng áp dụng cho các hành vi dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định; bắt trẻ lao động trước tuổi, làm việc nặng nhọc, nguy hiểm…

Cục trưởng Cục Trẻ em: Đừng coi việc bạo hành trẻ em là chuyện nhà người ta

TTO - Trách nhiệm của cộng đồng là phải lên tiếng thay vì cầu nguyện khi sự việc đã rồi. Luật trẻ em 2016 đã quy định rõ rằng cơ quan, tổ chức, cá nhân phải cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giả định xe tải tông xe bồn cháy lớn, xử lý ngay trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Chiếc xe tải chở hàng nặng chạy trên cao tốc tông vào xe bồn chở xăng chạy phía trước khiến lửa bốc cháy dữ dội. Tình huống giả định được đặt ra và các lực lượng tính toán phương án xử lý nhanh nhất để dập tắt.

Giả định xe tải tông xe bồn cháy lớn, xử lý ngay trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Quốc hội quyết làm con đường lớn nhất Đông Nam Bộ: TP.HCM đã chủ công ra sao?

Dự án đường vành đai 4 TP.HCM là tuyến giao thông liên vùng chiến lược của vùng Đông Nam Bộ, đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sáng 27-6, với tổng vốn hơn 120.000 tỉ đồng cho giai đoạn 1.

Quốc hội quyết làm con đường lớn nhất Đông Nam Bộ: TP.HCM đã chủ công ra sao?

Lương thấp, 73% lao động độc thân ngại cưới, sinh con

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khảo sát 3.000 lao động tại 10 tỉnh thành, cho kết quả 73% lao động còn độc thân đắn đo lập gia đình, sinh con vì tiền lương, thu nhập khó trang trải cuộc sống.

Lương thấp, 73% lao động độc thân ngại cưới, sinh con

48 năm cộng tác với Tuổi Trẻ: Tôi khởi nghiệp từ tranh châm biếm

Báo Tuổi Trẻ phát hành số đầu tiên ngày 2-9-1975, khi tôi đang học lớp 12.

48 năm cộng tác với Tuổi Trẻ: Tôi khởi nghiệp từ tranh châm biếm

6 tháng 4 người chết vì tai nạn trên đường Quang Trung, có giải pháp không?

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đã đề xuất kéo giảm tai nạn giao thông xảy ra liên tiếp trên đường Quang Trung.

6 tháng 4 người chết vì tai nạn trên đường Quang Trung, có giải pháp không?

Cuối tuần này, nước sạch nhà dân dọc quốc lộ 13, tỉnh lộ 43, sân bay Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp yếu

Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết do dừng vận hành Nhà máy nước Thủ Đức 3 để thi công lắp đặt, thay thế đồng hồ và sửa chữa đường ống cấp nước bị rò rỉ nên cuối tuần nhiều nơi nước yếu.

Cuối tuần này, nước sạch nhà dân dọc quốc lộ 13, tỉnh lộ 43, sân bay Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp yếu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar