12/09/2023 07:09 GMT+7

Bão lũ Libya: 2.000 người thiệt mạng, hàng ngàn người mất tích

Chính quyền miền đông Libya cho biết ít nhất 2.000 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác mất tích sau khi một trận lũ lớn tràn qua thành phố Derna.

Người dân đứng trên con đường bị hư hỏng khi bão lớn đổ bộ vào thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Người dân đứng trên con đường bị hư hỏng khi bão lớn đổ bộ vào thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ông Ahmed Mismari, người phát ngôn của Quân đội quốc gia Libya (LNA) kiểm soát miền đông Libya, cho biết thảm họa xảy ra sau khi các con đập phía trên Derna bị sập và "quét sạch toàn bộ khu dân cư cùng cư dân của họ xuống biển".

Ông Mismari đưa ra con số mất tích là 5.000 - 6.000 người.

Toàn cảnh nước lũ bao phủ khu vực khi bão lớn đổ bộ vào Al-Mukhaili, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Toàn cảnh nước lũ bao phủ khu vực khi bão lớn đổ bộ vào Al-Mukhaili, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Trước đó, vào ngày 11-9, người đứng đầu nhóm viện trợ Trăng lưỡi liềm đỏ trong khu vực cho biết số người chết ở Derna là 150 và dự kiến sẽ lên tới 250.

Hãng tin Reuters hiện chưa thể xác minh ngay cả hai con số.

Libya bị chia rẽ về mặt chính trị giữa Đông và Tây. Các dịch vụ công tại đây đã sụp đổ kể từ cuộc nổi dậy do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hậu thuẫn năm 2011, gây ra nhiều năm xung đột. Chính phủ được quốc tế công nhận ở Tripoli không kiểm soát các khu vực phía đông.

Tại Tripoli, Hội đồng Tổng thống gồm ba người có chức năng là nguyên thủ quốc gia ở Libya đã yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ. "Chúng tôi kêu gọi các nước anh em, bạn bè và các tổ chức quốc tế hỗ trợ", Hội đồng Tổng thống Libya kêu gọi.

Người dân mắc kẹt trên đường khi bão mạnh và mưa lớn tấn công thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Người dân mắc kẹt trên đường khi bão mạnh và mưa lớn tấn công thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, ông Osama Hamad, người đứng đầu chính quyền ở miền Đông, nói với truyền hình địa phương rằng hơn 2.000 người đã chết và hàng nghìn người khác mất tích.

Sau khi tàn phá Hy Lạp vào tuần trước, bão Daniel quét qua Địa Trung Hải vào ngày 10-9.

Cơn bão trên đã làm ngập đường sá và phá hủy các tòa nhà ở Derna, đồng thời tấn công các khu định cư khác dọc bờ biển, bao gồm cả thành phố Benghazi lớn thứ hai của Libya.

Nước lũ tràn xuống như thác tại thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Nước lũ tràn xuống như thác tại thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Video từ Derna cho thấy một dòng nước lớn chảy qua trung tâm thành phố. Những tòa nhà đổ nát đứng sừng sững ở hai bên.

Đài truyền hình Mostkbal ở miền Đông Libya đã phát sóng đoạn phim cho thấy người dân mắc kẹt trên nóc xe kêu cứu và nước cuốn trôi ô tô.

Ông Osama Hamad nói với Đài al-Masar TV: "Số người mất tích lên tới hàng nghìn người và số người chết lên tới hơn 2.000 người. Toàn bộ khu dân cư ở Derna đã biến mất, cùng với cư dân của họ... bị nước cuốn trôi".

Trong khi đó, ông Mismari cho biết 7 thành viên LNA đã thiệt mạng trong trận lũ lụt.

Một con đường bị hư hỏng do bão mạnh và mưa lớn tràn vào thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Một con đường bị hư hỏng do bão mạnh và mưa lớn tràn vào thành phố Shahhat, Libya, ngày 11-9 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-9, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ cử ba máy bay đưa đội cứu hộ và viện trợ nhân đạo đến Libya sau trận lũ chết người.

Tổng thống Tayyip Erdogan sau đó cho biết trên nền tảng mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter, đội cứu hộ sẽ bao gồm 168 nhân viên, hai phương tiện tìm kiếm cứu nạn và hai thuyền cứu hộ.

Cũng theo ông Erdogan, các máy bay cũng chở hàng trăm lều, máy phát điện, thực phẩm, sản phẩm vệ sinh và quần áo. Đoàn cứu hộ sẽ khởi hành đến Benghazi vào buổi sáng.

Ngoài ra, ông Erdogan cho hay các thành viên của lực lượng hiến binh và Cơ quan Quản lý thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) sẽ nằm trong số những người cứu hộ.

Mưa bão nhiệt đới tiếp tục gây ảnh hưởng tại Trung Quốc

Mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão Haikui liên tục trút xuống miền Nam Trung Quốc trong 7 ngày qua, mặc dù bão đã suy yếu kể từ sau khi đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến hôm 5-9.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar