27/06/2013 20:00 GMT+7

Báo in, thay đổi hoặc chết!

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Theo Philip Meyer, tác giả cuốn Vanishing Newspaper: Saving Journalism In The Information Age, tờ báo in cuối cùng trên thế giới sẽ bị bỏ vô thùng rác vào tháng 4-2040.

Phóng to
Số cuối cùng của tạp chí e-CHÍP (bìa phải) và phiên bản trực tuyến

Xu hướng "Online hóa" trong làng báo in Việt Nam hình thành có phần muộn màng khi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt bởi các sản phẩm trực tuyến, gồm các báo điện tử, phiên bản trang tin điện tử cập nhật thông tin liên tục và nhanh nhậy. Đến thời điểm hiện tại, sự cạnh tranh ban đầu đã chuyển thành mối đe dọa thật sự mang tính sống còn của các ấn phẩm điện tử đối với báo in và tạp chí bản in.

Ngày 19-6-2013, ban biên tập tạp chí e-Chíp tuyên bố đình bản hai tờ tuần báo e-CHÍPe-CHÍP Đọc Xong Vọc Liền vào đầu tháng 7 (số cuối vào ngày 27-6) sau mười năm hoạt động. Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Hữu Thiện, tổng thư ký tòa soạn báo e-Chíp.

* Ông có thể cho biết tại sao ban biên tập quyết định đình bản bản in tạp chí e-Chíp, chuyển sang phiên bản online trong giai đoạn này? Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trên?

Phóng to
Ông Nguyễn Hữu Thiện, người khởi xướng và chủ trì việc sáng lập e-CHÍP mười năm trước, nay trở lại với nhiệm vụ "chuyển hóa" e-CHÍP sang "vận hội Online". Ảnh: Duy Anh

- Ông Nguyễn Hữu Thiện: Thế giới báo in đang chứng kiến vòng xoáy của sự thoái triển, như tôi nêu trong hình minh họa dưới đây.

Phóng to
Các yếu tố ảnh hưởng đến báo in hiện nay - Đồ họa: eChíp

Ở làng báo Việt Nam, chịu tác động lớn hơn cả chính là nhóm tạp chí công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin trực tuyến miễn phí, cập nhật 24/7, kể cả việc đưa lên mạng những bản scan bất hợp pháp,... khiến hầu như tất cả báo chí tin học đều mất dần, với gia tốc, đối tượng bạn đọc chủ yếu của mình là giới trẻ có quan tâm tới công nghệ. Bên cạnh đó, cũng có sự yếu kém của báo chí CNTT-TT ở Việt Nam, thậm chí là thiếu hẳn “kháng thể” (công cụ online) để đối phó với nguy cơ ấy.

Như vậy, có thể nói yếu tố khách quan đã tác động rất lớn tới báo in nói chung, và đặc biệt là với báo chí CNTT-TT nói riêng - trong đó có eChíp. Trong vòng xoáy thoái triển vừa nêu, chúng ta chưa nhắc tới tác động của một vòng xoáy thoái triển khác: kinh tế khó khăn, thị trường sút giảm vì sức mua yếu, hàng thiết bị điện tử - máy tính càng khó bán vì không phải là... "nhu yếu phẩm" trong thời buổi khó khăn, doanh nghiệp CNTT-TT giảm quảng cáo,...

"Nhiều báo và tạp chí CNTT-TT ở Việt Nam hiện cũng đang lâm nguy, có một số đã buộc phải đình bản. Một số tạp chí đã phải giảm định kỳ phát hành từ hai kỳ còn một kỳ/tháng, đồng thời số lượng phát hành cũng giảm một nửa.

Cũng có một tờ tuần báo về máy tính thậm chí đã giảm số lượng tới mức 15% chỉ trong sáu tháng đầu năm, chưa kể mỗi mùa hè lại mất thêm cả ngàn bạn đọc (vì học sinh, sinh viên nghỉ hè, không mua báo)"

- Ông Nguyễn Hữu Thiện, tổng thư ký Toà soạn báo e-Chip.

Từ đó, có hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau: hoặc "chịu trận" (có thể nói vui là thì đua xem... báo in nào sống dai nhất), hoặc chủ động đón đầu và hoà mình vào "vận hội Online".

Theo nguyên lý 80/20, "chịu trận" như vậy là cách biểu hiện của lối suy nghĩ nhỏ, khi cố bám vào một phân khúc cổ điển, chỉ tập trung vào một phần của thị trường đang tồn tại.

Theo kế hoạch đã được ban biên tập phê duyệt từ cuối năm qua, e-Chíp quyết định chọn cách suy nghĩ lớn, theo nguyên lý 80/20: phân khúc lại (tập trung vào mảng thiết bị di động) và nhắm tới một thị trường lớn hơn với phiên bản trực tuyến, để từ nay phục vụ tốt hơn nữa bạn đọc cả nước và ở khắp nơi trên thế giới - những người vẫn có nhu cầu đọc và làm theo báo e-Chíp nhưng trước giờ rất ít cơ hội, thậm chí chẳng có cách nào mua được tờ báo in ở sạp báo địa phương.

Cụ thể, e-Chíp tạm đình bản hai tờ tuần báo e-Chípe-Chíp Đọc Xong, Vọc Liền kể từ đầu tháng 7 sắp tới. Tuy vậy, thương hiệu báo e-Chíp vẫn tiếp tục phát triển mạnh hơn ở ba hình thức căn bản sau:

  • Tuần báo e-Chíp Mobile (dành cho thiết bị di động) ra mắt ổn định mỗi thứ tư hằng tuần.
  • Website e-Chip Online (www.echip.com.vn) phiên bản mới sẽ ra mắt bản beta từ đầu tháng 7-2013. với các chuyên trang được bạn đọc ưa thích nhất trên ba ấn phẩm trước giờ của báo e-Chíp, cùng diễn đàn, blog e-Chip, kênh YouTube riêng và cả Fanpage của e-Chip.
  • Tủ sách e-Chip cũng bắt đầu ra mắt lần lượt các tựa sách (sách in, sách điện tử) mang phong cách truyền thống "Đọc xong, vọc liền" và trung thành với mục tiêu "Xã hội hóa công nghệ thông tin" của báo.

* Phiên bản Online của eChíp sẽ có nội dung gì đặc biệt so với bản in trước đây?

- Ông Nguyễn Hữu Thiện: Với chiến lược mới, e-Chíp sẽ phát triển theo hai tuyến: e-Chíp trên tay (báo in e-Ch1ip Mobile, cùng Tủ sách e-Chíp), và e-Chíp trên "mây" (website e-Chíp Online).

e-Chíp Online không phải là... "kho trực tuyến" đăng lại những bài đã có trên các tuần báo, mà sẽ có những bài riêng, chuyên đề riêng, chưa kể mảng đào sâu mở rộng những tuyến đề tài từ báo in ra các hình thức multimedia (clip video, audio, hình ảnh,...). Thêm nữa, như đã nêu ở trên, e-Chíp Online cũng có thêm blog dành cho các cây bút được cộng đồng CNTT-TT hâm mộ, mở thêm Diễn đàn và cả kênh YouTube riêng, cùng một số Fanpage theo lĩnh vực.

* e-Chíp Online miễn phí hay đọc có thu phí?

- Ông Nguyễn Hữu Thiện: "Đọc có thu phí" hiện vẫn còn là... mô hình tham khảo ngay cả với rất nhiều báo điện tử trên thế giới, nên e-Chíp Online sắp tới vẫn mở cửa miễn phí với tất cả bạn đọc. Nguồn doanh thu chính dĩ nhiên sẽ đến từ quảng cáo trực tuyến trong các loại hình mới nhất chứ không dừng ở banner hiển thị. Các nguồn thu khác sẽ đến từ việc kinh doanh nội dung qua tổ chức các sự kiện, kinh doanh sách (sách in và sách điện tử), báo (tuần báo e-Chíp Mobile),...

- Xin cảm ơn ông!

thực hiện

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar