22/05/2014 11:17 GMT+7

Báo động lao động bỏ trốn tại thị trường Đài Loan

HỒ VĂN
HỒ VĂN

TTO - Trung bình mỗi tháng có tới 600 lao động bỏ trốn tại thị trường Đài Loan, tỉ lệ bỏ trốn ngày càng tăng khi theo số liệu công bố (của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan) thì tháng 9-2013 có tới 782 người lao động bỏ trốn.

Phóng to
Một số lao động Việt Nam đang làm việc tại các công xưởng ở Đài Loan - Ảnh: Hồ Văn

Tình trạng này đẩy nguy cơ đóng cửa thị trường ngày một gần như báo cáo mới đây của Bộ LĐ-TB&XH gửi Thủ tướng Chính phủ có nhắc tới. Để cứu vãn tình hình, Bộ LĐ-TB&XH đã quyết liệt xử phạt các công ty XKLĐ Việt Nam cũng như các công ty môi giới Đài Loan… nhằm làm trong sạch thị trường này.

Mới đây, hàng chục công ty môi giới Đài Loan cùng nhiều công ty XKLĐ Việt Nam đã bị Bộ LĐ-TB&XH xử phạt với hình thức tạm dừng việc tiếp nhận và phái cử lao động Việt Nam sang Đài Loan. Đây là động thái mà theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa là “làm trong sạch” thị trường Đài Loan, giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp để cứu vãn tình hình.

Trong chiến dịch làm sạch thị trường lao động ở Đài Loan, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab) cho biết lâu nay thị trường Đài Loan phần lớn do các công ty môi giới Đài Loan kiểm soát và lũng đoạn. Cụ thể, các công ty môi giới này thuê giấy phép hoặc kết hợp với nhiều công ty XKLĐ Việt Nam làm ăn gian dối.

Họ kiểm soát từ khâu tuyển dụng đến thu phí… nên tha hồ "chặt chém" người lao động với mức phí cao gấp nhiều lần. Theo tố cáo của nhiều người lao động và điều tra của các cơ quan chức năng (của Bộ LĐ-TB&XH), các công ty này thu phí từ 5.000 USD đến dưới 10.000 USD/người, trong khi chi phí thực chỉ chưa đến 4.000 USD/người.

Một cán bộ công ty làm ăn với các môi giới Đài Loan cho biết việc thu phí hoàn toàn do các công ty môi giới kiểm soát. Các công ty Việt Nam chỉ được từ 100-200 USD/người khi đóng dấu trên hồ sơ phái cử của mỗi lao động. “Chúng tôi biết như vậy là thiệt hại lớn cho người lao động, nhưng nếu không làm ăn với họ thì không kiếm ra đơn hàng XKLĐ” - vị cán bộ này cho biết.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, việc thu phí "chặt chém" người lao động đã đẩy họ vào con đường bỏ trốn ngay khi đến Đài Loan hoặc khi gần hết hợp đồng làm việc. Tình trạng này không những gây thiệt hại cho người lao động mà còn đẩy thị trường này đến nguy cơ đóng cửa khi tỉ lệ lao động bất hợp pháp ngày càng tăng. “Một nỗi đau lớn hơn là dòng tiền họ thu bất chính từ người lao động lại chảy về Đài Loan qua các công ty môi giới của họ. Doanh nghiệp Việt Nam không thu được bao nhiêu, Nhà nước còn thiệt hại lớn về thu thuế”, ông Hòa cho biết tại một hội thảo về XKLĐ mới đây ở TP.HCM.

Để giảm tỉ lệ lao động bất hợp pháp, giảm chi phí cho người lao động, mới đây Dolab đã ra quyết định mức trần thu phí không cao hơn 4.000 USD/ lao động cho thị trường Đài Loan. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH còn tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý hành chính hàng chục công ty XKLĐ sai phạm.

Trong đó, 11 công ty Việt Nam đã bị tạm dừng việc phái cử lao động sang Đài Loan từ 45-60 ngày do thu phí, trừ tiền các khoản phí người lao động sai quy định. Hàng chục công ty môi giới Đài Loan đã bị Bộ LĐ-TB&XH tạm dừng không thời hạn việc tiếp nhận hồ sơ lao động Việt Nam do tổ chức thu phí cao hơn quy định nhiều lần. “Chúng tôi cũng đã có nhiều cuộc họp với ngành công an nhằm làm sạch thị trường Đài Loan, trong đó thống nhất phát hiện sai phạm có yếu tố hình sự thì sẽ khởi tố vụ án. Đồng thời thu hồi giấy phép của các công ty sai phạm lớn” - ông Nguyễn Thanh Hòa cho hay.

Nhằm lành mạnh hóa việc cung ứng lao động cho thị trường Đài Loan và thực hiện lộ trình giảm phí cho người lao động tham gia thị trường này, ngày 14-3-2014, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đã tổ chức buổi ra mắt ban lãnh đạo Ban thị trường Đài Loan trước đại diện lãnh đạo và chuyên viên của trên 40 doanh nghiệp XKLĐ.

Việc ra mắt Ban thị trường Đài Loan nhằm vận động các doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thu phí của người lao động. Cụ thể, tổng chi phí của người lao động không vượt quá 4.000 USD, trong đó chi phí cho phía đối tác Đài Loan không vượt quá 2.800 USD đối với lao động công xưởng, còn đối với lao động chăm sóc người bệnh các mức tương ứng là 3.300 USD và 2.100 USD.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Dolab, cho biết việc xử phạt các doanh nghiệp vừa qua là từ thông tin tố cáo của người lao động. Các công ty cả Việt Nam lẫn Đài Loan đã thu phí dịch vụ, trừ tiền ăn, tiền ở của người lao động sai quy định. Các công ty bị xử phạt nếu không khắc phục, còn tái phạm sẽ bị xử lý nặng hơn, thậm chí sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.

HỒ VĂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2025 có nhiều cán bộ xã vùng cao, biên giới, hải đảo và tiếp viên hàng không cùng tham dự.

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Phạm Đoàn Minh Khuê, học sinh lớp 10C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), giành giải nhất viết thư UPU.

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar