06/09/2020 15:46 GMT+7

Bào chế vắc xin, còn là cuộc đấu trí của giới tình báo

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Cuộc đua vắc xin giữa các nước đã kéo theo cuộc chiến tình báo lớn nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Những bộ não siêu việt trong các cơ quan tình báo Mỹ, Anh đang đấu trí ngày đêm với Trung Quốc.

Bào chế vắc xin, còn là cuộc đấu trí của giới tình báo - Ảnh 1.

Cuộc chiến tình báo giữa Mỹ và Trung Quốc góp phần quan trọng vào việc ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua vắc xin COVID-19 - Ảnh chụp màn hình

Đại dịch COVID-19 không chỉ làm thay đổi mọi mặt của cuộc sống mà còn đặt ra nhiệm vụ nặng nề và lớn chưa từng có cho các cơ quan tình báo sừng sỏ thế giới của Anh, Nga, Mỹ hay Trung Quốc.

Những chiến dịch gián điệp và phản gián liên tục được phát động nhắm vào nhau. Nói như báo New York Times, chưa bao giờ có một chiến dịch tình báo quy mô lớn như vậy kể từ thời chiến tranh Lạnh.

Ông Bryan S. Ware, một quan chức cấp cao tại Bộ An ninh nội địa Mỹ, ví von đây không chỉ là một cuộc chiến tình báo mà còn là một cuộc đua phát hiện lỗi và tìm cách vá lỗi bảo mật. 

"Đây là một cuộc đua với thời gian. Những người tài giỏi nhất sẽ phải tìm kiếm các lỗ hổng và khắc phục chúng trước khi đối thủ tìm thấy và lợi dụng để đánh cắp thông tin", ông Ware giải thích.

Tại Mỹ, theo New York Times, gần như mọi đối thủ của Washington đều tìm cách đánh cắp các nghiên cứu vắc xin. Thay vì chỉ nhắm vào các công ty dược phẩm, tình báo Trung Quốc còn nhắm tới các viện nghiên cứu và trường đại học.

Một nguồn thạo tin của New York Times khẳng định Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang góp phần tiếp tay cho các chiến dịch ăn cắp của Trung Quốc nhưng không nói rõ cách thức. 

Theo một cựu quan chức tình báo Mỹ, dù WHO công khai các nghiên cứu vắc xin đang được tiến hành trên toàn cầu, Bắc Kinh có thể lợi dụng tầm ảnh hưởng trong tổ chức này để có các thông tin như loại vắc xin nào có tiềm năng nhất, từ đó tập trung nguồn lực đánh cắp.

Mỹ đã thành lập một nhóm chuyên theo dõi các động tĩnh của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế như WHO. Chiến dịch của Bắc Kinh bắt đầu được đẩy mạnh vào tháng 2 khi COVID-19 xuất hiện lần đầu ở Mỹ.

Bào chế vắc xin, còn là cuộc đấu trí của giới tình báo - Ảnh 2.

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston, bang Texas (Mỹ) - Ảnh: AFP

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) gần đây đã cảnh báo Đại học Carolina Bắc đang trở thành mục tiêu của tin tặc Trung Quốc. Những kẻ tấn công đã và đang cố gắng đột nhập vào mạng máy tính khoa dịch tễ học của trường này nhưng vẫn chưa thành công.

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, nơi vừa bị đóng cửa hôm 22-7, được xác định là một trong những mắt xích quan trọng. Theo FBI, dưới vỏ bọc là nhân viên ngoại giao, các đặc vụ Trung Quốc tại tổng lãnh sự quán đã lén lút tiếp xúc và lôi kéo các chuyên gia y tế cộng đồng Mỹ.

Các quan chức Mỹ khẳng định bất chấp các nỗ lực tấn công của Trung Quốc nhắm vào những công ty dược phẩm như Gilead Sciences, Novavax và Moderna, những thông tin quan trọng liên quan vắc xin hầu như nguyên vẹn.

Chiến dịch tình báo của Nga bị Mỹ, Anh và Canada công bố hồi tháng 7, trong đó chủ yếu nhắm vào nghiên cứu của Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca. Matxcơva phủ nhận các cáo buộc của phương Tây.

Thông qua một hệ thống theo dõi cáp quang quốc tế, tình báo Anh tin rằng họ đã phát hiện một chiến dịch đánh cắp các nghiên cứu liên quan vắc xin ở Mỹ, Anh và Canada do Tổng cục tình báo nước ngoài Nga (SVR) tiến hành.

Tình báo NATO, vốn chỉ quan tâm đến sự dịch chuyển của các xe tăng Nga, đã dành nhiều nguồn lực xem xét kỹ lưỡng và ngăn chặn các chiến dịch gián điệp bị cáo buộc do Matxcơva giật dây.

Các quan chức tình báo Mỹ khẳng định với New York Times có hàng đống lý do khiến Nga và Trung Quốc tìm kiếm các thông tin về nghiên cứu vắc xin của Mỹ. Ngoài sao chép, các thông tin thu được có thể được dùng làm cơ sở kiểm tra những loại vắc xin mà hai nước này đang nghiên cứu.

"Họ thậm chí có thể dựa vào đó để gieo rắc các thông tin sai lệch khiến thế giới nghi ngờ vắc xin COVID-19 do phương Tây sản xuất. Nghiêm trọng hơn, nền móng cho một phong trào chống vắc xin ở các nước phương Tây đã được chuẩn bị", New York Times khẳng định.

Nga và Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng trước các thông tin của New York Times

Mỹ sắp có vắc xin, một số chuyên gia vẫn hoài nghi

TTO - Các nhân viên y tế Mỹ và Hãng dược Pfizer cho biết vắc xin ngừa COVID-19 có thể sẵn sàng vào cuối tháng sau. Tuy nhiên nhiều ý kiến vẫn cho rằng điều này khó xảy ra.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Ít nhất 1 người chết và 6 người khác bị thương trong vụ xả súng tại thành phố Indianapolis, bang Indiana vào rạng sáng 5-7.

Xả súng hàng loạt tại Mỹ ngay sau Quốc khánh, nhiều người thương vong

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Hình ảnh được cho là quay lén ông Netanyahu tại văn phòng lan truyền trên mạng, gây đồn đoán đây là “thông điệp cảnh cáo” từ Iran.

Lực lượng vệ binh Iran đã tiếp cận thủ tướng Israel ở cự ly siêu gần?

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil

Chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã đáp xuống thành phố Rio de Janeiro, Brazil lúc 15h45 ngày 5-7 (giờ Việt Nam).

Thủ tướng tới Rio de Janeiro, bắt đầu dự Hội nghị BRICS mở rộng và làm việc tại Brazil
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar