15/07/2025 13:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Báo cáo Thủ tướng vụ rừng phòng hộ ven biển ở Huế bị chặt phá trước ngày sáp nhập xã, phường

UBND thành phố Huế đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vụ việc phá rừng phòng hộ ven biển trước ngày sáp nhập xã, phường.

RỪNG PHÒNG HỘ - Ảnh 1.

Khu vực rừng phòng hộ ven biển ở phường Phong Quảng, thành phố Huế bị chính quyền xã Quảng Công (cũ) bán thanh lý trái phép - Ảnh: NGUYỄN NGHĨA

Trong đó có nội dung xác nhận việc phá rừng phòng hộ là do chính quyền xã Quảng Công (cũ) đem bán lấy tiền trước ngày sáp nhập.

Rừng phòng hộ bị chặt phá là do xã cũ "thống nhất" đem bán

Ngày 15-7, Văn phòng UBND thành phố Huế cho biết vừa có văn bản báo cáo vụ rừng phòng hộ ven biển thuộc phường Phong Quảng (xã Quảng Công cũ) bị chặt phá trước ngày sáp nhập xã, phường mới gửi Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Huế.

Theo đó diện tích rừng trồng keo lưỡi liềm bị khai thác trái phép thuộc Dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát (gọi tắt là dự án 661) từ năm 2008.

Từ năm 2008-2012, diện tích rừng trên do Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát quản lý, và giao cho nhóm hộ ông Lê Nguyễn Sĩ trồng, chăm sóc, bảo vệ, có hợp đồng.

Năm 2012, UBND huyện Quảng Điền (cũ) giao khoán khu rừng cho nhóm hộ ông Sĩ (trú thôn 4, xã Quảng Công, nay là phường Phong Quảng) quản lý, bảo vệ, sử dụng và hưởng lợi. 

Nhóm ông Sĩ bảo vệ đến tháng 9-2020, sau đó UBND xã Quảng Công (nay là UBND phường Phong Quảng) tiếp quản.

Ngày 18-2-2025, Ban chấp hành Đảng ủy xã Quảng Công tổ chức họp và thống nhất việc thanh lý cây ở khu rừng nói trên bị gãy đổ do mưa bão gây ra.

Ngày 19-2-2025, tập thể UBND xã Quảng Công tổ chức họp, cuộc họp do ông Nguyễn Đình Thông (chủ tịch UBND xã Quảng Công cũ) chủ trì đã thống nhất thanh lý khu rừng trên cho ông Nguyễn Văn Quốc, trú tại thị xã Phong Điền, thành phố Huế, với diện tích 8ha rừng sản xuất với số tiền 85 triệu đồng.

Đến ngày 2-7, lực lượng kiểm lâm phát hiện vụ việc và đình chỉ việc khai thác của ông Nguyễn Văn Quốc. Hiện trạng khu rừng bị khai thác, chặt hạ là 3,1416ha (trong đó có 2,5843ha rừng phòng hộ và 0,5573ha rừng sản xuất).

RỪNG PHÒNG HỘ - Ảnh 2.

Thành phố Huế đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo vụ việc rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá trước ngày sáp nhập xã, phường - Ảnh: CÔNG NGỌ

Qua kiểm đếm có 1.461 cây keo lưỡi liềm bị chặt hạ (trong đó có 1.331 cây keo thuộc rừng phòng hộ ven biển, còn lại là thuộc rừng sản xuất).

Rừng phòng hộ ven biển bị bán bao nhiêu tiền?

Sau khi vụ việc bị phát giác, Chi cục Kiểm lâm thành phố Huế đã làm việc với những người có liên quan trong vụ việc.

Ông Nguyễn Văn Quốc (người mua lại khu rừng do xã Quảng Công bán thanh lý) cho biết sau khi thỏa thuận mua bán xong với xã, ông đã thuê người đến khai thác khu rừng trên trong 12 ngày.

Ông Quốc được ông Lê Nguyễn An là cán bộ địa chính xã Quảng Công (nay là UBND phường Phong Quảng) chỉ rõ vị trí để khai thác là toàn bộ diện tích ở thôn An Lộc đến các trụ điện giáp ranh với xã Hải Dương (cũ). Ông An cũng thường xuyên đến hiện trường vụ việc để kiểm tra.

Báo cáo Thủ tướng vụ rừng phòng hộ ven biển ở Huế bị chặt phá trước ngày sáp nhập xã, phường - Ảnh 4.

Khu rừng keo lưỡi liềm (trong đó có rừng phòng hộ ven biển) bị chính quyền xã Quảng Công (cũ) "thống nhất" bán với giá 85 triệu đồng - Ảnh: CÔNG NGỌ

Toàn bộ số gỗ khai thác khoảng 10 xe tải được ông Quốc bán tại Công ty cổ phần Năng lượng sinh học Huế (địa chỉ tại Khu công nghiệp Phú Bài, phường Phú Bài, thành phố Huế) với giá 900.000 đồng/tấn (chưa tính chi phí công khai thác và xe vận chuyển).

Số tiền mua rừng 85 triệu đồng, ông Quốc đã chuyển khoản cho bà Cao Thị Thủy, cán bộ thủ quỹ UBND xã Quảng Công vào ngày 19-4. Sau đó do chưa khai thác toàn bộ diện tích 8ha như thỏa thuận, nên ngày 14-5 UBND xã Quảng Công đã yêu cầu bà Cao Thị Thủy chuyển lại số tiền 85 triệu đồng cho ông Quốc.

Đến ngày 15-5, ông Nguyễn Văn Quốc chuyển khoản số tiền 30 triệu đồng cho ông Nguyễn Đình Thông (chủ tịch UBND xã Quảng Công, nay là phó chủ tịch UBND phường Phong Quảng) và đưa tiền mặt 35 triệu đồng cho ông Lê Nguyên Oai (phó chủ tịch UBND xã Quảng Công cũ) tại phòng làm việc của ông Oai.

Trước những sai phạm trên, Công an thành phố Huế đã tiến hành điều tra vụ việc.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, chánh Văn phòng UBND thành phố Huế, cho biết UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục thu thập, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định pháp luật.

Xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng liên quan đến vụ việc và báo cáo lên UBND thành phố trước ngày 22-7-2025.

Huế: Điều tra vụ phá rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá hơn 2,5ha

Chi cục Kiểm lâm TP Huế đang điều tra, làm rõ nguyên nhân khiến hơn 1.400 cây keo lưỡi liềm thuộc 2,5ha rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngang nhiên treo lồng bẫy kèm máy phát, dụ bắt chim bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM), hàng chục lồng bẫy chim treo trên cây xanh, kèm máy phát âm thanh dụ chim. Mỗi con chim sẻ còn sống bị mắc bẫy được người bẫy chim bán 10.000 đồng.

Ngang nhiên treo lồng bẫy kèm máy phát, dụ bắt chim bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

TP.HCM đặt hàng Tập đoàn The Asia Group

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị đề xuất nhiều lĩnh vực mà Tập đoàn The Asia Group có thể thúc đẩy đầu tư.

TP.HCM đặt hàng Tập đoàn The Asia Group

Thêm vụ lấp sông chặn đường thoát nước lũ lụt vùng tây Nha Trang và Diên Khánh

Thêm một con sông ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bị đổ đất lấp thành mặt bằng gần cầu Ông Bộ. Đó là sông Đồng Đen dẫn nước thoát ra sông Cái “giải ngập” khi lũ lụt cho cả vùng tây Nha Trang và Diên Khánh ven sông xưa nay.

Thêm vụ lấp sông chặn đường thoát nước lũ lụt vùng tây Nha Trang và Diên Khánh

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: Cán bộ xã phải đổi mới với 6 tư duy cốt lõi

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh 6 tư duy cán bộ phải có để phát triển Lâm Đồng.

Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình: Cán bộ xã phải đổi mới với 6 tư duy cốt lõi

Tìm thấy người đàn ông chết đuối trong hồ thủy lợi

Ngày 15-7, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - chủ tịch UBND xã Xuân Phước (tỉnh Đắk Lắk) - xác nhận lúc 10h30 cùng ngày đã tìm thấy thi thể người đàn ông chết đuối tại hồ thủy lợi Phú Xuân.

Tìm thấy người đàn ông chết đuối trong hồ thủy lợi

Nhà máy nước Thủ Đức sửa chữa, 49 phường TP.HCM cúp nước 8 tiếng cuối tuần

Đêm thứ bảy đến sáng chủ nhật tuần này, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV cho biết do bảo trì Nhà máy nước Thủ Đức nên cúp nước, nước yếu 49 phường ở TP.HCM.

Nhà máy nước Thủ Đức sửa chữa, 49 phường TP.HCM cúp nước 8 tiếng cuối tuần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar