24/04/2010 16:13 GMT+7

Bánh tẻ mật - thương nhớ tuổi thơ

HÒA NGUYỄN
HÒA NGUYỄN

TTO - Ngày còn nhỏ mỗi lần mẹ đi chợ là chị em tôi lại thấp thỏm không yên, mong ngóng tới lúc mẹ về vì biết thế nào mẹ cũng mua quà cho hai đứa. Và thứ mà cả hai chị em tôi thích được mẹ mua cho nhất là bánh tẻ mật.

Chị em tôi vẫn thường xúm xít vào chiếc giỏ đựng đầy đồ của mẹ để tìm cho được món quà bánh yêu thích ấy, đến lúc được mẹ cho bánh lại giành nhau cái này to cái kia bé.

Phóng to

Ẩn đằng sau lớp lá chuối khô mộc mạc là hương vị thơm ngọt hấp dẫn. Cắt bánh thành những khoanh tròn, nhấm nháp để thưởng thức hương vị đặc biệt của bánh - Ảnh: Hòa Nguyễn

Mộc mạc như chính cái tên gọi, bánh tẻ mật được làm từ mật mía và bột gạo tẻ nhưng lại có một hương vị rất đặc biệt. Muốn học làm bánh chẳng khó vì loại bánh này không hề cầu kỳ chút nào, chỉ cần để tâm là có thể làm được.

Để bánh ngon, mấy bà, mấy chị thường chọn loại gạo hảo hạng không lẫn tạp, mật mía cũng phải chọn loại đặc sánh có màu cánh gián. Gạo đem đãi sạch, ngâm khoảng một tiếng trước khi đem say. Trước đây, muốn làm bánh thường phải tự xay bằng cối đá nên thường lâu và vất vả. Còn bây giờ, đã có máy xay nên chỉ một loáng là có bột bánh. Bột bánh tẻ phải đặc, sền sệt chứ không nhiều nước như bột bánh trôi bánh chay. Nếu bột quá nhão bánh sẽ khó gói và khi ăn sẽ không có độ rắn cần thiết nên rất dễ ngán.

Đem mật mía hòa thêm nước gừng tươi cho thơm trộn đều với bột bánh. Tùy theo sở thích ăn ngọt hay nhạt của mỗi người mà có thể cho lượng mật phù hợp với khẩu vị riêng Tiếp theo, bắc nồi bột lên bếp đun lửa vừa phải, lấy đũa to đánh nhanh tay và liên tục cho tới khi thấy bột bánh trong và quánh lại là được. Đây chính là công đoạn quan trọng nhất khi làm bánh tẻ mật, bởi nếu không khéo bột sẽ không chín đều, lại rất dễ bị bén vào đáy nồi làm khê bột.

Khi bột còn nóng nhanh tay múc bột ra lá chuối khô đã lau sạch cuốn tròn lại, buộc túm hai đầu rồi xếp lần lượt vào nồi đem đi hấp chừng 30 - 45 phút. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh tẻ mật lâu năm, công đoạn hấp bánh sẽ giúp bánh chín kỹ hơn đồng thời làm bánh mịn và rắn hơn, bánh khi chín sẽ có màu nâu vàng của mật mía và lá chuối khô. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất khi làm bánh.

Sau khi hấp xong, đợi bánh nguội rồi cuốn thêm vài lượt lá chuối khô nữa bên ngoài để nhìn bánh đầy đặn và đẹp mắt hơn.

Khi ăn cắt bánh thành những khoanh nhỏ, nhấm nháp chút một sẽ thấy bánh rắn chứ không dẻo rất lạ miệng, có vị mát của bột gạo tẻ, vị ngọt của mật mía và vị thơm của gừng quyện vào nhau tan trong miệng khiến người ta ăn hoài mà không thấy chán.

Tôi giờ đã là cô sinh viên năm thứ ba, sở thích cũng thay đổi nhiều nhưng vẫn chỉ thích ăn bánh tẻ mật, vì thể mà mỗi lần tôi về nhà mẹ lại đi chợ mua bánh nhét thêm vào balô cho tôi.

Sống giữa lòng Hà Nội phồn hoa và náo nhiệt tất bật với bài vở, công việc đôi khi chợt nhớ nhà, ăn một miếng bánh tẻ mật mong vơi đi nỗi nhớ trong lòng bỗng thấy cả một trời tuổi thơ ùa về cùng hương vị thân quen của bánh… Thấy những lúc hai chị em ngồi mong mẹ đi chợ về, lúc hai đứa xúm xít bên chiếc giỏ của mẹ tìm quà và thấy cả hai lúc hai đứa hờn dỗi nhau vì bánh to bánh nhỏ...

Vô tình bánh tẻ mật đã trở thành kỷ niệm thời thơ ấu của tôi.

HÒA NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar