14/08/2011 02:02 GMT+7

Bánh đúc quê nhà

HÀN LÊ (Đồng Tháp)
HÀN LÊ (Đồng Tháp)

AT - Món ăn Sài Gòn đặc sắc và đa dạng. Nhưng cho dù đi đâu trên khắp nẻo đất nước này, có được thưởng thức qua bất cứ món ăn ngon nào tôi cũng không quên được món bánh đúc quê nhà, bởi nó không chỉ là một món ăn mà sâu thẳm trong đó là cả tình yêu thương, sự biết ơn và bao kỷ niệm.

Phóng to
Bánh đúc càng ngon khi ăn cùng nước mắm ớt

Với chiếc quang gánh trên vai, trên khắp các nẻo thôn làng, má đã tảo tần bán bưng nuôi chị em tôi khôn lớn.

Bánh đúc là món ăn dân dã có mặt ở khắp ba miền. Bánh đúc ăn mát, mịn, no bụng mà dễ tiêu, dễ làm, giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên, bánh đúc ở mỗi miền có một hương vị khác nhau, quê tôi cũng vậy.

Bánh đúc mặn được má làm từ bột gạo và bột năng, cứ hai phần bột gạo thì một phần bột năng. Bột được hòa tan với nước cốt dừa để tạo vị béo, thêm ít đường và muối cho vừa ăn, rồi đem lược lại, cho vào khuôn và hấp khoảng 45 phút. Khi hấp cứ 10 phút thì dùng đũa khuấy cho bột đều, làm khoảng 2 lần như vậy bánh sẽ không bị sống ở giữa. Bánh đúc để nguội, cắt miếng to, ăn với nước mắm, củ sắn xào, một ít rau dưa. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị béo từ nước cốt dừa, vị cay cay, mằn mặn từ nước mắm, không bị ngán vì có rau.

Gánh bánh đúc ấy đã ngày qua ngày nuôi lớn chị em tôi. Từ ngày má lấy ba và thôi làm tại công sở để về ở nhà chăm lo gia đình, má đã chọn bánh đúc làm món ăn để kiếm kế sinh nhai, cũng vì nó đã từng gắn bó với tuổi thơ má. Những ngày bà ngoại còn sống, bà đã gánh bánh đúc trên vai qua các nẻo đường nuôi con ăn học. Và giờ đây, món bánh đúc này cũng gắn chặt với tuổi thơ tôi. Tuy giờ đây má không còn buôn bán nữa, thức ăn ngoài chợ đa dạng và công phu hơn, nhưng thỉnh thoảng được trở về quê nhà, chị em tôi luôn muốn được tận tay má làm món bánh đúc cho ăn. Nó là ký ức về một thời vất vả và cả những hạnh phúc bên mái ấm gia đình tôi.

Xã hội càng phát triển, những cạnh tranh, toan tính làm con người mệt mỏi, những lúc ấy tìm về hương vị nào đó của quê nhà, để được sống lại những thuở tuổi thơ êm đềm cũng là một cách giảm căng thẳng. Và với tôi, mỗi khi trở về quê hương, được ăn món ăn má làm, được tận tay làm lại món bánh đúc mặn cũng như là một cách tri ân, gìn giữ những nét đẹp quê nhà.

Phóng to

Áo Trắngsố 13

(số 96 bộ mới) ra ngày 15/07/2011hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

HÀN LÊ (Đồng Tháp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: bánh đúc

Tin cùng chuyên mục

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar