07/08/2008 13:15 GMT+7

Bánh bèo - món ăn dọc miền đất nước

NGUYỄN HẢI CHÂU
NGUYỄN HẢI CHÂU

TTO - Nếu bạn đã chán ngấy những thịt mỡ béo ngậy đầy rẫy trên bàn ăn thời nay, hãy tìm về một thú ăn dân dã mà khắp trong Nam, ngoài Bắc ở đâu cũng thấy bán. Đó là món bánh bèo.

Phóng to
Bánh bèo Ninh Thuận có thêm nhân mực - Ảnh: MINH PHƯỚC

Đúng như cái tên giản dị của nó, hình dáng bánh bèo hao hao giống lá bèo xanh. Bánh bèo nhắc nhở người ta nhớ về đồng ruộng, về thuở thiếu thời được theo mẹ đi cất cá, tôm, đùa nghịch với đám bèo trên những làn ao lấp lánh nắng.

Xưa kia, người ta thường nói những ai quen biết nhau bất ngờ trên đường là bèo nước gặp nhau. Ngày nay, món bánh bèo cũng đã trở thành sợi dây liên kết những tâm hồn ưa ăn uống ở khắp mọi nơi tao ngộ về một chốn - ấy là những quán bánh bèo.

Ở Bắc Bộ, bánh bèo được gọi là bánh bột lọc sở dĩ là vì vỏ bánh làm bằng bột lọc (bột sắn tàu). Đó là những viên bánh to, tròn, trắng mịn. Bên trong nhân bánh là thịt nạc băm viên đã xào qua một lần trước khi tra, trộn lẫn với mộc nhĩ thái lát nhỏ. Cắn một miếng bánh ăn rồi ngẫm nghĩ, tôi cứ thấy màu nâu của lát mộc nhĩ nổi trên nền bánh trắng như nhắc nhở đến màu áo những người nông dân quanh năm lam lũ với ruộng đồng để cho ta có được bữa ăn ngày hôm nay.

Vào miền Trung, hình như mỗi một tỉnh lại tạo ra được thứ bánh bèo của riêng mình. Bánh bèo Nghệ An còn rán lên ngậy mỡ với nước chấm chua ngọt, cay xé lưỡi, vừa ăn vừa xuýt xoa, nước mắt chảy ròng ròng mà vẫn thấy thú. Bánh bèo lại nhân tôm (khác với ở miền Bắc là nhân thịt), miếng bánh nhỏ xinh, hình bán nguyệt, vừa miệng ăn, nên đỡ ngấy hơn.

Đến Hà Tĩnh, có bánh bèo khô để phân biệt với bánh bèo nước. Loại bánh bèo khô này được bày ra đĩa nhỏ, rắc rau thơm lên. Màu xanh của những cọng rau nổi lẫn với màu vàng ươm của hành khô mang đến màu sắc hấp dẫn, mới nhìn mà đã muốn ăn.

Ở Quảng Bình, bánh bèo có cách làm cũng như hình dáng khác. Đó là những lớp bánh mỏng tang, phía trên là thịt nghiền nhỏ lấm tấm như hạt vừng màu hồng đậm. Ăn bánh cũng phải kèm theo nước chấm, lúc thưởng thức có cảm giác gần giống như đang ăn một loại bim bim phômai của Oishi.

Phóng to
Đổ bánh bèo Huế - Ảnh: KHÁNH NGỌC

Nếu bạn có dịp đến Thừa Thiên Huế, bạn cũng sẽ thấy bánh bèo khác hẳn mọi nơi. Bánh bèo ở nơi đây mới thật sự giống như hình dáng của lục bình nổi trôi trên dòng nước mênh mông, vô định. Gia vị của bánh là tôm giã nhỏ, một ít dầu thực vật (dầu béo) tưới lên chén bánh trước khi ăn. Thưởng thức bánh bèo đúng cách lại là phải ăn bánh trong từng chén nhỏ, chứ không bày ra đĩa như đa số các loại bánh bèo từng được biết.

Trong các bữa cơm cung đình của người Huế xưa, bánh bèo đã trở thành món ăn không thể thiếu. Điều đó đủ thấy sức hấp dẫn kì lạ của loại bánh dân dã này ở nơi có núi Ngự Bình hùng vĩ ngự trị và dòng sông Hương thơ mộng chảy qua. Bánh bèo là món ăn có ở dọc các vùng miền của Tổ quốc.

Tuy cách chế biến, hình dáng và hương vị có khác nhau thì người ta vẫn thấy có một điểm chung đó là sức hấp dẫn kì lạ của món ăn giản dị, dễ làm này đối với đa số người dân. Nhất là các bạn học sinh, sau mỗi giờ học lại sà vào quán bánh bèo. Và thẽ là chỉ cần một cái bát, một đĩa bánh bèo đuợc mang ra thôi cũng đủ làm nên một buổi chiều đậm đà hương vị.

NGUYỄN HẢI CHÂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar