05/09/2012 07:32 GMT+7

Bán tóc để được đến trường

NGỌC NGA - Đ.CƯỜNG
NGỌC NGA - Đ.CƯỜNG

TT - Bước vào năm học mới, không có tiền đóng học phí nên nữ sinh Võ Nguyễn Hoàng Chi (15 tuổi, trú tổ 28, phường An Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) ngậm ngùi bán mái tóc mà mình nuôi dưỡng suốt nhiều năm trời để lấy 500.000 đồng nộp học phí.

Phóng to
Chi luôn mong mỏi sẽ được đến trường cùng bạn bè và đã bán mái tóc dài của mình để lấy tiền đóng học phí - Ảnh: ngọc nga

Căn nhà rộng khoảng 50m2 của bà Nguyễn Thị Huệ (50 tuổi, mẹ ruột của Chi) trống huơ trống hoác trong một con hẻm nhỏ chẳng có gì đáng giá. Bà Huệ tâm sự quê bà ở vùng Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) nhưng vì nghèo khó đeo đuổi nên bà vào Đà Nẵng mong kiếm một con đường xán lạn hơn.

Rồi bà gặp ông Võ Hoàng Đạt (trú Đà Nẵng) làm nghề xe ôm và nên duyên vợ chồng. Nhưng rồi ông Đạt bị rơi vào vòng lao lý, để bà Huệ phải còm cõi làm thợ đụng khắp nơi từ lau chùi nhà cửa, bưng bê, rửa chén bát lấy tiền nuôi hai con thơ dại.

Nhìn mái tóc cụt lủn trên đầu đứa con gái ngày mai khai giảng khiến bà Huệ đau thắt lòng. Chi tâm sự nhà nghèo khó, cha đi tù nhưng hai con lúc nào cũng chăm ngoan. Kỳ thi lên lớp 10 năm học 2012-2013, Chi đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nhưng không đậu nên xét tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Thanh Khê (Đà Nẵng).

Cô nữ sinh luôn tâm niệm: “Cố gắng học thật giỏi dù là bổ túc cũng được”. Cho đến ngày Chi làm thủ tục đăng ký nhập học, các thầy ở Trung tâm giáo dục thường xuyên nhận hồ sơ và thông báo phải nộp trước bốn tháng học phí. Nghe tới đây, cô nữ sinh như đứng không vững vì số tiền quá lớn với ba mẹ con, tương đương tiền công của cả chục ngày làm việc quần quật của mẹ. Cô bé lẳng lặng suy nghĩ và quyết định bán mái tóc dài đen nhánh nữ sinh của mình lấy 500.000 đồng.

“Em nộp học phí hết 325.000 đồng, còn lại mua sách vở cho năm học mới và mua gạo cho mẹ hết 25.000 đồng” - cô bé hồn nhiên nói.

Nhưng sau khi cắt đi mái tóc đen dài của mình, Chi luôn ủ rũ: “Từ độ em bán tóc về chẳng ngủ được. Cứ quen đưa tay vuốt lên tóc lại thấy trống trải rồi khóc”. Bà Huệ cũng chỉ biết ôm con vào lòng rồi òa khóc...

Ông Phan Văn Thái - chủ tịch UBND phường An Khê - xác nhận việc Chi bán tóc để có tiền nộp học phí. Ông Thái cho biết thêm do gia đình bà Huệ mới chuyển hộ khẩu về địa phương nên không có trong danh sách hộ nghèo. Ngay sau khi biết chuyện, UBND phường quyết định hỗ trợ gia đình bà Huệ 500.000 đồng, hai thùng mì gói...

UBND phường sẽ đề nghị trường học nơi chị em Chi học có chính sách hỗ trợ các em để tiếp tục được đến trường.

NGỌC NGA - Đ.CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar