01/09/2021 06:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bản tin sáng 1-9: TP.HCM muốn tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh, được không?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có đề nghị UBND TP lên kế hoạch tiêm vắc xin cho học sinh 12-18 tuổi để trẻ có thể đến trường vào học kỳ 2. Đây là vấn đề rất được quan tâm do học sinh nhiều tỉnh thành đang lo phải học trực tuyến kéo dài.

Bản tin sáng 1-9: TP.HCM muốn tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh, được không? - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 12 - Ảnh: TỰ TRUNG

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có tờ trình đề nghị UBND TP có kế hoạch tiêm chủng COVID-19 cho học sinh 12-18 tuổi. Việc tổ chức tiêm cần trước khi kết thúc học kỳ 1 để các cháu có thể đến trường vào học kỳ 2, với tổng số 642.000 cháu.

Trước đó, tại hội nghị ngành giáo dục ngày 28-8, tìm giải pháp ứng phó với khó khăn của ngành giáo dục do dịch COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT phải phối hợp với Bộ Y tế trong việc triển khai chương trình tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh.

Theo đó, sẽ phải tiếp cận với các hãng sản xuất, tìm nguồn vắc xin phù hợp với lứa tuổi từ 12 trở lên, tính toán kế hoạch để ưu tiên tiêm vắc xin cho học sinh theo các nhóm lứa tuổi khác nhau. Tiến tới những học sinh được tiêm vắc xin có thể trở lại trường học như cách làm của một số nước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 31-8, đại diện Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế đã có hợp đồng mua hơn 20 triệu liều vắc xin Pfizer, loại vắc xin có chỉ định tiêm chủng cho trẻ 12 tuổi trở lên, để tiêm chủng cho trẻ vị thành niên 12-17 tuổi. Tại Việt Nam, có 9 triệu trẻ trong độ tuổi này và vắc xin sẽ về vào cuối năm 2021. 

Hiện Bộ Y tế chưa có hướng dẫn/phê chuẩn sử dụng vắc xin COVID-19 cho trẻ vị thành niên. Mặt khác, do tiến độ vắc xin về rất chậm, nhóm ưu tiên theo nghị quyết 21 của Chính phủ (gần 20 triệu người) vẫn chưa được tiêm xong, nhiều nhân viên y tế ở các tỉnh thành chưa được tiêm mũi 2.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính hơn một tuần trước, ông Albert Bourla - chủ tịch, giám đốc điều hành Hãng Pfizer, cam kết sẽ nỗ lực hết sức, tìm mọi phương án đẩy nhanh tiến độ giao vắc xin cho Việt Nam trong tháng 9 này và quý 4-2021, sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nhận chuyển nhượng và các hình thức chuyển giao vắc xin khác. 

Việt Nam có 2 hợp đồng mua vắc xin Pfizer với tổng số 51 triệu liều, nhưng quý 3-2021 mới được nhận 3 triệu liều. Vắc xin được cho là sẽ về nhiều trong quý 4 tới.

Nhiều nước trên thế giới tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi trở lên

Bản tin sáng 1-9: TP.HCM muốn tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh, được không? - Ảnh 2.

Trẻ em từ 12-15 tuổi đang chờ tới lượt tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer tại bang California - Ảnh: AP

Theo trang Euronews, khoảng 75% dân số trưởng thành của châu Âu đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Mục tiêu kế tiếp của châu lục này là tiêm vắc xin cho càng nhiều trẻ em càng tốt để giảm sự lây lan của dịch và chuẩn bị cho năm học mới.

Tháng 5, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt vắc xin của Hãng Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12-15 tuổi. Quyết định của EMA dựa trên nghiên cứu liên quan đến 2.259 trẻ trong nhóm tuổi này.

Theo đó, phản ứng miễn dịch của những trẻ trong nghiên cứu trên tương tự với phản ứng của những người 16-25 tuổi. Trong nghiên cứu, không trẻ nào trong nhóm được tiêm vắc xin bị mắc COVID-19, trong khi 16 trẻ trong nhóm dùng giả dược đã nhiễm virus corona.

Vào tháng 6, EMA phê duyệt vắc xin Moderna cho trẻ từ 12-17 tuổi. Lần này, nghiên cứu trên 3.732 trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi cho thấy không trẻ nào đã tiêm vắc xin mắc bệnh, so với 4 trẻ nhiễm COVID-19 trong nhóm tiêm giả dược.

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về việc nên tiêm vắc xin cho trẻ không có bệnh nền hay không, do nguy cơ trẻ tiến triển nặng sau khi mắc COVID-19 khá thấp. Bên cạnh đó, cũng có những lo lắng về tác dụng phụ hiếm gặp của vắc xin đối với trẻ.

EMA thừa nhận còn quá ít nghiên cứu để xác định các tác dụng phụ hiếm gặp ở trẻ, song nhận định lợi ích của việc tiêm vắc xin cho trẻ vượt xa các nguy cơ tiềm năng.

CDC Mỹ cũng khuyến nghị mọi trẻ từ 12 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin, giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ trở nặng nếu mắc bệnh.

Đến nay, nhiều quốc gia đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ. Tại Canada, tính đến giữa tháng 8, 58% trẻ từ 12-17 tuổi ở nước này đã tiêm đủ liều. Tại Mỹ, con số này là 50%. 

Tại Pháp, tính đến ngày 19-8, hơn 56% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm ít nhất một liều Pfizer, trong khi 32,4% đã tiêm đầy đủ. Tại Ba Lan, đã có 685.277 trẻ trong nhóm tuổi này đã tiêm ít nhất một liều Pfizer hoặc Moderna và 577.562 trẻ đã tiêm đầy đủ. Trẻ em ở Đức, Tây Ban Nha... cũng đã được tiêm vắc xin phòng dịch.

Israel cũng đã tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ 12-15 tuổi từ tháng 6. Ban đầu chương trình chỉ dành cho trẻ mắc bệnh nền nhưng đến cuối tháng 6, nước này khuyến nghị tiêm chủng cho cả trẻ khỏe mạnh.

Tại châu Á, vào cuối tháng 5, Nhật đã phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12-15 tuổi.

Bản tin sáng 1-9: TP.HCM muốn tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh, được không? - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

TP.HCM: 4 lộ trình tiêm 8,1 triệu liều vắc xin trong năm 2021

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM vừa xây dựng lộ trình tiêm vắc xin gồm 4 giai đoạn từ nay đến cuối năm với tổng hơn 8,1 triệu liều.

Giai đoạn 1 từ 29-8 đến 15-9: Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 2.769.000 liều, trong đó tiêm mũi 1 cho khoảng 680.000 người, tiêm nhắc mũi 2 khoảng 2.089.000 người.

Giai đoạn 2 từ 16-9 đến 30-9: Tổng số lượng vắc xin cần sử dụng là 1.376.900 liều. Trong đó bao phủ mũi 1 cho 10% người từ 18 tuổi trở lên (khoảng 720.000 người) và tiêm nhắc mũi 2 khoảng 656.900 người.

Giai đoạn 3 từ 1-10 đến 15-10: Tiêm nhắc mũi 2 cho 2.600.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer.

Giai đoạn 4 từ 16-10 đến 31-12: Tiêm nhắc mũi 2 cho 1.400.000 người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo loại vắc xin phù hợp (trong giai đoạn từ ngày 29-8 đến ngày 30-9). Tổng số lượng vắc xin cần dùng từ ngày 29-8 đến 31-12 hơn 8.145.900 liều, trong đó mũi 1 khoảng 1.400.000 liều; mũi 2 hơn 6.745.900 liều.

Về xét nghiệm, mục tiêu hoàn thành trước ngày 6-9 để phân loại lại các vùng nguy cơ. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, số ca F0 hiện chưa vượt quá cao so với dự báo ban đầu và các phương án triển khai đang đi đúng hướng. Dự báo trong vài ngày tới F0 có thể vẫn sẽ tăng lên, nhưng sau đó sẽ có xu hướng giảm dần nhờ việc đẩy nhanh xét nghiệm nhiều lần.

Đồng Nai: đặt mục tiêu 5 ngày nữa không còn F0 trong cộng đồng

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, bí thư Tỉnh ủy - trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Đồng Nai, vừa lưu ý các địa phương nâng cao tính kỷ luật, hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 để đạt mục tiêu đến ngày 5-9 không còn F0 trong cộng đồng. 

Cụ thể, các địa phương rà soát bổ sung danh sách xét nghiệm, lấy mẫu, chuyển mẫu đúng thời gian quy định để sớm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Ông Lĩnh cũng yêu cầu dồn lực hoàn thành tiêm 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopham, tỉnh tiếp tục kiến nghị Chính phủ phân bổ thêm vắc xin cho Đồng Nai để đảm bảo có đủ vắc xin tiêm cho toàn dân.

Sau khi có ý kiến của Ban chỉ đạo, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho hay từ hôm nay đến ngày 15-9 toàn tỉnh tiếp tục tiêm ngừa COVID-19 trên diện rộng. Đợt tiêm này có gần 200.000 liều vắc xin Pfizer, AstraZeneca và 500.000 liều vắc xin Vero Cell sẽ được tiêm cho các đối tượng ưu tiên và các địa phương có nguy cơ cao.

Cuộc đua tiêm vắc xin cho trẻ nóng dần

TTO - Với sự xuất hiện của biến thể Delta, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh và chết vì COVID-19 có xu hướng tăng cao gần đây. Để bảo vệ các em, bảo vệ cộng đồng, nhiều nước đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho nhóm tuổi này.

TUỔI TRẺ ONLINE

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Vắc xin covid-19 trẻ em

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar