01/08/2020 06:22 GMT+7

Bản tin COVID-19 ngày 1-8: 'Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ'

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Sau 6 tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng hơn 680.000 người trong số ít nhất 17,7 triệu người nhiễm bệnh.

Bản tin COVID-19 ngày 1-8: Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ - Ảnh 1.

Ngày 31-7 Ủy ban khẩn cấp của WHO đã có cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh kể từ khi bùng lên tại Trung Quốc cuối tháng 12 năm ngoái.

Ủy ban khẩn cấp của WHO gồm 18 thành viên và 12 cố vấn tới nay đã họp lần thứ 4 về dịch COVID-19.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhắc lại thời điểm 6 tháng trước, khi ủy ban khẩn cấp đề nghị tuyên bố tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19 (ngày 30-1), vẫn còn chưa có tới 100 ca bệnh và không có ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

"Đại dịch này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Bản tin COVID-19 ngày 1-8: Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ - Ảnh 2.

*Khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng

Các chỉ số thống kê kinh tế quý 2-2020 công bố ngày 31-7 cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế ở mức kỷ lục đã ghi nhận tại nhiều nước trong bối cảnh tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn cầu chạm mức 300.000 ca.

Nhiều nước Tây Âu công bố các mức sụt giảm kinh tế lịch sử trong khi ngày 31-7 Vương quốc Anh buộc phải áp đặt lệnh phong tỏa trở lại tại nhiều hạt phía bắc bất kể sức ép mở cửa lại nền kinh tế đã rất căng thẳng.

Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Anh sẽ dừng nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong ít nhất 2 tuần sau khi số ca COVID-19 tăng. Như vậy, việc mở lại các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ bị lùi lại ít nhất tới 15-8.

Cụ thể kinh tế Pháp trong quý 2 đã giảm 13,8%, Tây Ban Nha giảm 18,5% trong khi Bồ Đào Nha và Ý lần lượt giảm 14,1% và 12,4%.

Về tổng thể, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khối eurozone giảm 12,1% trong khi toàn liên minh châu Âu giảm 11,9%.

Trong khi đó tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng là quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất, GDP quý 2 cũng đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, một tỉ lệ tồi tệ nhất từng ghi nhận ở Mỹ.

Bản tin COVID-19 ngày 1-8: Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ - Ảnh 3.

Ông Anthony Fauci, giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, điều trần trước một tiểu ban của hạ viện Mỹ tại Washington, D.C., Mỹ ngày 31-7-2020 - Ảnh: REUTERS

*Tình hình vắc-xin ngừa COVID-19

Liên minh châu Âu cho biết đã đại diện cho 27 quốc gia thành viên đạt được thỏa thuận với hãng dược Sanofi của Pháp để đặt mua 300 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 tiềm năng do công ty này phát triển.

Hai công ty Sanofi và GSK cũng đã nhận được 2,1 tỉ USD từ chính phủ Mỹ để bào chế vắc-xin và 100 triệu liều sẽ dành cho Mỹ.

Nhật Bản cũng đã ký thỏa thuận mua 120 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 do tập đoàn dược BioNTech của Đức và hãng dược Pfizer của Mỹ cùng phát triển.

Mỹ nói Nga và Trung Quốc nên thực sự 'thử nghiệm' vắc - xin

Cũng liên quan tình hình vắc-xin, ngày 31-7, ông Anthony Fauci, chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ, bày tỏ những quan ngại về độ an toàn của các vắc-xin ngừa COVID-19 đang được phát triển tại Trung Quốc và Nga.

Nhiều công ty Trung Quốc đang thuộc nhóm dẫn đầu của cuộc đua vắc-xin trong khi Nga kỳ vọng trở thành nước đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin trong tháng 9.

Ông Fauci nêu ra quan điểm này khi trong phiên điều trần cùng ngày của ông trước Hạ viện, các nghị sĩ hỏi ông liệu Mỹ có thể dùng vắc-xin của Nga hay Trung Quốc không nếu họ có thuốc trước không.

"Tôi hy vọng Trung Quốc và Nga sẽ thực sự thử nghiệm vắc-xin trước khi họ dùng nó cho bất cứ ai", ông Fauci nói. Chuyên gia này cũng nói ông tin rằng nước Mỹ đang triển khai nghiên cứu vắc-xin rất nhanh và ông không tin Mỹ sẽ phải lệ thuộc vào các nước khác trong vấn đề này.

Thống kê theo thời gian thực của trang Worldometers tới 6h00 sáng nay 1-8, toàn thế giới đã có 17.727.774 người mắc COVID-19, trong đó 681.936 người đã chết và 11.142.804 người đã khỏi bệnh.

Ba quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm hiện này là Mỹ, Brazil và Ấn Độ với lần lượt tổng số ca bệnh tới nay là 4.700.588; 2.662.485 và 1.696.780. Số người đã chết vì COVID-19 của 3 nước này là 156.701; 92.475 và 36.551.

Bản tin COVID-19 ngày 1-8: Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ - Ảnh 5.
Dịch COVID-19 ngày 31-7: WHO kêu gọi các nước xem xét mở cửa hàng không

TTO - Theo thống kê của worldometer.info, đến sáng 31-7, toàn thế giới có hơn 17,4 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 675.000 người đã tử vong. Trong số đó, gần 11 triệu người đã hồi phục.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar