09/06/2021 09:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bàn thờ Bác Hồ và câu đối của nhà sư

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, buổi sáng 9-9-1969 tại ngôi chùa Khánh Hưng ở quận 3 (Sài Gòn), nhà sư Thích Pháp Lan thiết lập bàn thờ âm thầm làm lễ truy điệu Bác...

Bàn thờ Bác Hồ và câu đối của nhà sư - Ảnh 1.

Bàn thờ Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh được giữ nguyên trạng từ năm 1969 - Ảnh: L.ĐIỀN

Diễn ra lặng lẽ nhưng là lễ truy điệu đặc biệt đối với một nhân vật đặc biệt, nhà sư chuẩn bị cũng rất đặc biệt.

Tấm trướng thờ công phu

Theo lời kể của những vị trong sơn môn chùa Khánh Hưng, hòa thượng Pháp Lan bấy giờ hãy còn là một vị thượng tọa. Khi hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông đã âm thầm bàn với phật tử thân tín dùng vải thiết kế một tấm trướng thờ với quy cách dùng các chữ Hán được cắt lộng từ vải và may lên nền một tấm vải khác.

Tấm trướng thờ có đôi câu đối hai bên là sự dụng tâm đáng kể: Nam Bắc toàn dân quy thượng chính / Á Âu thế giới kính tu mi.

Nếu xét nội dung, hai câu trên mang ý nghĩa thông thường, kiểu trướng thờ kính trọng một người có công với đất nước: kêu gọi người dân theo về với chính nghĩa trên hết, thế giới từ Âu tới Á đều kính trọng đấng mày râu.

Câu đối dành cho ai? Đấng mày râu nào vậy?

Chìa khóa nằm ở hai chữ cuối: vế đầu kết thúc bằng chữ "chính", vế sau kết thúc với chữ "mi", "chính mi" nói lái là "chí minh". Câu đối được suy nghĩ kỳ công, rồi cắt chữ trên vải, may vào tấm trướng, thiết lập bàn thờ chỉ để đánh dấu đây là trướng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một bàn thờ ngay tại ngôi chùa ở quận 3, trung tâm Sài Gòn.

Điều thú vị của trường hợp tự làm câu đối để thờ Bác Hồ ở đây chính là câu chuyện hình thành từ sự pha trộn giữa tâm thức dân gian và lối chơi chữ của người bình dân Nam Bộ có học.

Xuất phát từ lòng người

Câu chuyện một nhà sư tự mình vì kính ngưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh nên lập bàn thờ khi nghe tin Bác mất được biết đến khi vào đầu những năm 2000, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM (bến Nhà Rồng) có kế hoạch tìm hiểu sưu tầm và tổ chức phòng trưng bày đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.

Thật bất ngờ, qua tìm hiểu, tại các tỉnh thành Nam Bộ có đến 40 cơ sở gồm gia đình và đền chùa lập bàn thờ Bác. Trong số đó, bàn thờ do hòa thượng Thích Pháp Lan tại chùa Khánh Hưng thiết kế với những nét độc đáo như đã thấy lập tức thu hút giới nghiên cứu và cán bộ bảo tàng.

Sau khi hòa thượng Thích Pháp Lan viên tịch năm 1994, Bảo tàng Hồ Chí Minh đón bàn thờ này về vào năm 2003. Từ đó, tại tầng 2 trong không gian trưng bày các đền thờ Bác, bàn thờ với đôi câu đối chữ Hán kỳ đặc kia được duy trì trang trọng, để vừa phục vụ khách tham quan vừa là nơi tưởng nhớ Bác trong các dịp lễ hằng năm.

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, việc hòa thượng Thích Pháp Lan (pháp danh Trừng Tâm, thuộc dòng Liễu Quán của ngài Thiệt Diệu, tông Lâm Tế) lập bàn thờ Bác Hồ phản ánh một nét riêng của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Nam Bộ nói riêng.

"Điều này xuất phát từ lòng người, tự ông thầy Pháp Lan thấy nên thờ Bác Hồ thì ông và phật tử của ông thu xếp để qua mắt chính quyền và làm lễ truy điệu. Việc ấy không xuất phát từ một chủ trương nào hay do ai hướng dẫn. Mà có như vậy mới trở thành giá trị tồn tại ở đời" - một nhà nghiên cứu tại Sài Gòn xin giấu tên nêu nhận xét như vậy.

Dân gian trộn lẫn học thuật

thichphaplan

Ảnh hòa thượng Thích Pháp Lan - trụ trì chùa Khánh Hưng - hiện được treo tưởng niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM - Ảnh: L.ĐIỀN chụp lại

Tâm thức dân gian quan niệm những ai có công, được nhiều người kính trọng và hướng về, khi chết đi đều đáng được thờ. Chính vì vậy mà giữa lòng Sài Gòn với nhiều tai mắt của chính quyền lúc bấy giờ săm soi những ai đang "hướng về miền Bắc" thì một bàn thờ dành cho Bác Hồ và lễ truy điệu vẫn được tổ chức.

Còn lối chơi chữ ở tấm trướng thờ lại có điểm độc đáo khác. Nếu các cụ đồ Nho ngày xưa thường có lối làm câu đối theo cách "quán thủ" (tức ghép 2 chữ đầu câu để mang ý riêng), thì hòa thượng Pháp Lan trong trường hợp này dùng cách quán vĩ (ghép hai chữ cuối), lại còn ẩn thêm một lần nữa qua cách nói lái, trở thành điển hình của môtip dân gian trộn lẫn với học thuật.

Phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ

TTO - Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar