10/08/2023 18:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Băn khoăn đề xuất bỏ dân tộc, tôn giáo trên căn cước mới

Ngày 10-8, thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi.

Đại biểu Lưu Văn Đức - Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Đại biểu Lưu Văn Đức - Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt

Báo cáo tại phiên họp, thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho biết tại kỳ họp thứ 5, đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Ngay sau kỳ họp, thường trực ủy ban đã chủ trì, phối hợp với ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu, chỉnh lý dự thảo luật và xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Qua nhiều phiên họp, thường trực ủy ban đã thống nhất nội dung dự kiến tiếp thu, giải trình.

Liên quan đến việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với người gốc Việt Nam để cấp giấy chứng nhận căn cước, bà Xuân cho biết thường trực ủy ban cho rằng người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay.

Việc này do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến lịch sử, chiến tranh, di cư… nhưng lâu nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ về vấn đề này.

Họ là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận; có quyền tham gia giao dịch hành chính, dân sự trong xã hội.

Tuy nhiên, bản thân họ, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước đều không có giấy tờ để chứng minh về nhân thân, lai lịch nên cơ quan nhà nước chưa xác định được quốc tịch đối với những người này và họ cũng chưa đủ điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc cấp thẻ thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thực tiễn đó đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với người gốc Việt Nam, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.

Đồng thời là rào cản đối với họ trong thực hiện những quyền cơ bản của con người được pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế quy định như quyền khám, chữa bệnh, tìm kiếm việc làm, học tập, hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội...

Phần nhiều trong số họ là những người yếu thế (là người di cư, cư trú không ổn định, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người nghèo, người sinh sống trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa...), đến nay, trải qua nhiều thế hệ đều không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ đầy đủ.

Vì vậy, thường trực ủy ban cho rằng dự thảo Luật Căn cước bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng người gốc Việt Nam là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Quang cảnh phiên họp - Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Quang cảnh phiên họp - Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Đánh giá thật đầy đủ tác động của luật

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu bày tỏ nhất trí với báo cáo của thường trực ủy ban và cho rằng đây cũng là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc.

Góp phần bảo đảm quyền lợi của người gốc Việt Nam, những người yếu thế trong xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm và Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Vũ Xuân Hùng đề nghị ban soạn thảo cần đưa ra những lý do thuyết phục hơn về nội dung này.

Theo đó, các đại biểu đề nghị cần có thống kê, phân loại và đánh giá thực trạng những đối tượng là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam mà chưa có quốc tịch, trên cơ sở đó, đánh giá tác động của nhu cầu và việc cấp giấy chứng nhận cho người gốc Việt Nam.

Đồng thời cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực này.

Về thông tin trên căn cước, Ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức cho biết qua tiếp xúc, cử tri phản ánh bày tỏ băn khoăn việc bỏ dân tộc và tôn giáo trên căn cước. Đề nghị cần tăng cường tuyên truyền phổ biến, giải thích rõ nội dung này tới các đại biểu và người dân.

Phát biểu chỉ đạo, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tham mưu Chính phủ, có đánh giá thật đầy đủ tác động của luật, bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sinh trắc học phát hiện căn cước giả trong hồ sơ hưởng bảo hiểm

Ngoài tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, hệ thống xác thực sinh trắc học còn phát hiện người dùng căn cước công dân giả để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar