08/12/2015 12:34 GMT+7

Bạn học tống tiền, một HS lớp 8 nghỉ học vì khủng hoảng

MỸ NƯƠNG - THU TÁNH
MỸ NƯƠNG - THU TÁNH

TTO - Bị bạn cùng lớp vòi tiền hằng ngày trong gần 3 năm học, sợ hăm dọa, đánh đập, Tr.Q.H (hiện đang là học sinh lớp 8/7, trường THCS Phạm Đình Hổ, quận 6, TP.HCM) phải nghỉ học ở nhà gần một tháng nay.

Trường THCS Phạm Đình Hổ (Quận 6) - Ảnh: Mỹ Nương

Ông Trần Tích Hùng, ba H. và bà Tống Thị Hiền, mẹ H. cho biết: Năm lớp 6, H. có mượn và làm hỏng của Ng.T.D (bạn cùng lớp) một con quay đồ chơi giá 30.000 đồng, D. bắt H. phải đền.

Tiền đền cứ tăng dần lên

Theo ông Hùng, sau đó, H. đã hoàn trả lại đầy đủ số tiền này cho D., nhưng D. không đồng ý và bắt em phải tiếp tục đưa tiền cho D. hằng ngày. Số tiền cứ tăng dần lên từ 5.000, 10.000, có lúc lên đến 100.000 đồng. Tổng tiền trong hai năm lên đến 3 triệu đồng.

"Nếu không đưa, H. bị D. dọa đánh. Điều này làm H rất sợ và phải nộp tiền liên tục cho D trong suốt 2 năm (từ năm lớp 6 đến giữa học kỳ I năm lớp 8)" - ông Hùng cung cấp thông tin. 

Theo ông Hùng, mới đây, do bị đánh đập, bắt ép phải đưa 200.000 đồng nhưng H. không đủ tiền, nên H. đã lấy cắp tiền của mẹ. Sau khi phát hiện, gia đình gặng hỏi mãi thì H. mới khai ra mọi chuyện.

H kể và đưa Tuổi Trẻ xem các tin nhắn qua Facebook vòi tiền từ D: "mai 100k đó", "mày có nói ba mày, sao ba mày biết"... H. luôn trong trạng thái hoang mang, lo sợ, học hành sa sút.

Bà Hiền kể: Khi vụ việc được gia đình đưa lên Ban giám hiệu trường THCS Phạm Đình Hổ, thầy Nguyễn Chí Hiếu (quản sinh của trường) bắt H. và một số bạn trong lớp có liên quan viết hơn 20 bản kiểm điểm kể lại sự việc. Nhưng cuối cùng thầy không lấy những tờ này mà lại bắt các học sinh phải viết lại một bản kiểm điểm khác theo ý của thầy Hiếu, nhưng không đúng sự thật. Gia đình 3 lần đến trường, xin gặp thầy Hiếu thì trường không cho gặp và bảo thầy đi công tác”.

Theo ông Hùng, nhà trường tổ chức một cuộc họp với phụ huynh. Sau khi phụ huynh hai bên thỏa thuận, ba D. đồng ý trả lại cho gia đình H. số tiền 3 triệu đồng, nhưng trả góp theo từng tháng và mỗi tháng là 500.000 đồng. "Nhưng hiện tại, gia đình tôi vẫn chưa nhận được bất cứ khoản tiền bồi thường nào", ông Hùng nói.

Ông Hùng cho rằng gia đình thấy nhà trường chưa làm hết trách nhiệm khi gia đình xin cho H. chuyển trường nhưng trường không giải quyết. Hiện tại H. đã nghỉ học được một tháng, D. vẫn đi học bình thường. Ông Hùng cho biết: “Trong thời gian này, H. không hề ổn định, mỗi lần ba mẹ kêu đi học lại, mặt cháu tái nhợt đi".

Tuổi Trẻ đã tìm đến nhà trọ của N.T.D (trên đường Phạm Văn Chí, Q.6), nơi D đang sinh sống cùng với bà nội, D cho biết có nhận của H 30.000 khi con quay bị hỏng, nhưng hoàn toàn không có hành vi tống tiền H. hơn 2 năm.

“Khi H. trả đủ cho em số tiền H. làm hư đồ chơi của em, em không hề nhận được thêm bất cứ một khoản tiền nào nữa, em cũng chưa bao giờ kêu H. đưa tiền cho em” - D. nói.

Nhà trường xác định có vụ việc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vũ Ngọc Hằng, hiệu trưởng Trường THCS Phạm Đình Hổ (quận 6, TP.HCM) xác định có sự việc xảy ra, nhà trường biết chuyện khi được gia đình báo.

Bà Hằng cho biết ngày 11-11, Ban Giám hiệu đã có buổi làm việc với các phụ huynh có liên quan và yêu cầu em H. cùng những bạn tham gia vụ việc làm bản kiểm điểm. Phụ huynh cũng đồng ý nhận tiền bồi thường từ phía gia đình D (3 triệu đồng).

Sau đó, nhà trường đã làm việc với thầy Nguyễn Chí Hiếu (quản sinh của trường), đưa ra hướng giải quyết phù hợp và yêu cầu thầy rút kinh nghiệm. Thầy cũng thừa nhận chỉ hướng dẫn các em cách viết tường trình chứ không phải bắt ép các em viết theo ý mình.

Cùng ngày, nhà trường đã mời chuyên viên tham vấn tâm lý xuống trò chuyện với em H. Ngày 14-11, trường đã phạt cảnh cáo D. trước toàn trường, đồng thời nhắc nhở đến toàn bộ học sinh của trường.

Trường cũng đồng ý cho em H chuyển từ lớp 8/7 sang lớp 8/5 theo yêu cầu của phụ huynh. Nhưng ông Hùng cho biết: “Tôi yêu cầu chuyển trường cho H chứ không hề kêu chuyển lớp”.

“Nếu phụ huynh tạo điều kiện cho em đi học trở lại, giáo viên chủ nhiệm sẽ trực tiếp có mặt ở trường để theo dõi sát sao và đảm bảo an toàn cho Hy. Những ngày không có tiết, cô chủ nhiệm vẫn sẽ đến trường cho đến khi nào H học xong và ra về" - bà Hằng cho biết thêm.

Theo bà Hằng, ngày 23-11, sau gần hai tuần làm việc với phụ huynh, H. vẫn chưa trở lại trường, Nhà trường đã có văn bản gửi lên UBND phường 8 (Quận 6), nhờ phường vận động H. đi học trở lại.

Nhưng ông Trần Tích Hùng khẳng định: "UBND phường chưa từng đến nhà gặp gia đình, tôi hoàn toàn không biết gì về vấn đề này".

Bà Trương Ngọc Thúy, Phó Hiệu trưởng trường THCS Phạm Đình Hổ nói thêm: “Qua xem xét, thấy D. thuộc diện gia đình khó khăn, chưa nhận thức được hậu quả việc mình làm… nên trường mong muốn cho em thêm cơ hội để em phấn đấu và hoàn thiện mình hơn”.

“Tôi mong muốn phụ huynh của H đưa con quay lại trường để việc học không bị dang dở, để nhà trường có cơ hội chứng minh sự quan tâm của mình. Nếu sự việc xấu tiếp tục xảy ra, nhà trường sẽ chịu trách nhiệm về mình" - bà Hằng bày tỏ.

MỸ NƯƠNG - THU TÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

Đây là một trong những hoạt động nổi bật của các nhà báo đoạt giải viết về giáo dục năm 2024 trong chuyến về nguồn tại Phan Thiết và Khánh Hòa.

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định

Trường đại học Văn Hiến có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar