16/10/2018 09:18 GMT+7

Bạn đọc hiến kế phòng ngừa rủi ro điện giật

ĐỖ NGÔ TRẦN
ĐỖ NGÔ TRẦN

TTO - Dây điện đứt khiến hai học sinh ở huyện Châu Thành (Long An) tử vong, bốn em bị thương. Bạn đọc Đỗ Ngô Trần đã chia sẻ ý kiến về chuyện phòng tránh tai nạn điện - chuyện của mọi người, mọi nhà.

Bạn đọc hiến kế phòng ngừa rủi ro điện giật - Ảnh 1.
Dây điện, dây cáp rối như mạng nhện (ảnh chụp ở đường Lý Thường Kiệt, Q.Gò Vấp, TP.HCM)  - Ảnh: H.Đông

Nước ta nơi nào cũng còn cảnh nhiều dây điện treo móc chằng chịt trên đường phố, nơi công cộng, kể cả khu vui chơi giải trí cho trẻ em. Cơ sở hạ tầng sử dụng khá lâu, chưa được đầu tư thay thế mới, hẳn còn tồn tại những bất ổn. 

Ngay như hệ thống điện trong từng nhà với các ổ cắm sát nền nhà, thiếu biện pháp bảo vệ an toàn, đấu nối dây dẫn điện thả lòng thòng sẽ trở thành những "cái bẫy" điện, càng nguy hiểm hơn khi nhà ngập nước, triều cường.

Rủi ro không ai muốn nhưng thực tế hiện nay hiểm họa điện có thể xảy đến bất chợt, từ nhà ra đường. Tai nạn không loại trừ bất kỳ ai. Và chúng ta cần giải pháp để ngăn chặn mối họa. Chúng ta cần những kiến thức, kỹ năng, hành xử đúng để giảm thương vong khi gặp sự cố điện. 

Chắc ai quan tâm cũng đều nhớ: cách đây mấy năm từng xảy ra vụ rò rỉ điện khi ngập nước gây chết người tại TP.HCM. Sau đó, một số đơn vị quản lý đã trang bị tính năng ngắt điện tự động khi có sự cố ngã đổ trụ điện, trụ đèn chiếu sáng hay đứt dây, rò rỉ điện. 

Một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến tai nạn thương tâm. Tránh rủi ro, ngoài kiến thức kỹ năng của mỗi người, đơn vị quản lý điện cần nâng cao trách nhiệm trong công việc hằng ngày.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp, hệ thống điện bị hư hỏng vẫn có thể khắc phục nhưng tính mạng con người không lấy gì bù đắp. Mỗi đơn vị quản lý hãy xem đảm bảo an toàn hệ thống điện là nhiệm vụ hàng đầu, cả tập thể đơn vị cùng vào cuộc, đặc biệt lưu ý các khu vực bị ngập nước, xem đây là tiêu chí để kiểm điểm người đứng đầu khi có sự cố điện.

Nên chăng phối hợp với cơ quan truyền thông để tuyên truyền đến người dân các biện pháp phòng, tránh tai nạn điện trong nhà cũng như những sự cố về lưới điện trong mùa mưa, gió bão, ngập nước... 

Ví dụ, không để dây dẫn điện lòng thòng trên nền nhà, ổ cắm đặt nơi khô ráo trên cao, cắt ngay nguồn điện khi nhà bị ngập nước... Bất cứ ai khi phát hiện những bất thường trên lưới điện, báo ngay cho đơn vị quản lý gần nhất để cắt điện và xử lý kịp thời.

Trong trường học, hãy dạy cho học sinh những kỹ năng sống còn. Chẳng hạn, kiến thức về điện và ứng phó khi gặp sự cố sao cho đảm bảo an toàn hoặc có thể cho các em thực hành cách phòng tránh các rủi ro, ứng cứu nạn nhân bị điện giật. 

Tiếc thương hai em học trò, tôi đã nghĩ: giá như mọi học sinh đều được trang bị hiểu biết về mối nguy hiểm về điện, giá như lúc đó người lớn ứng cứu kịp thời, hay cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra hệ thống... thì đã có thể giảm nhẹ đau thương hôm nay.

TS Nguyễn Bách Phúc (viện trưởng Viện Điện - điện tử - tin học - EEI):

Phòng ngừa hiểm họa ngay từ nhà mình

Hệ thống đường dây truyền tải điện nổi dù thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt vẫn không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Những sự cố như sét đánh, mưa, bão không thể lường trước được. Lại có khi tai nạn từ yếu tố chủ quan của con người như trường hợp xe cẩu chở cây xanh chạm đường dây điện 500kV xảy ra ở Bình Dương năm 2013 gây mất điện toàn miền Nam.

Trong điều kiện như vậy, ngành điện cần nâng cao an toàn lưới điện như phải có hệ thống bảo vệ tự động chuẩn xác ngắt điện nhanh nhất khi dây điện bị đứt hoặc ngầm hóa lưới điện để giảm bớt những yếu tố tác động từ bên ngoài...

Trong lúc chờ ngành điện làm được điều này, người dân cũng cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết. Ví dụ như tránh xa dây điện bị đứt, gặp nước ngập cần nhanh chân tìm nơi cao ráo... và lập tức tìm cách báo cho các cơ quan chức năng.

Người dân sống ở những khu vực hay bị ngập nước không được lắp đặt các ổ cắm điện quá thấp, có thể bị ngập trong nước. Khi nước ngập vào nhà, tốt nhất nên ngưng sử dụng điện, ngắt cầu dao điện chính. Cần lắp đặt thêm các thiết bị có tính năng chống rò điện.

Ngành điện cũng có nhiều khuyến cáo về an toàn điện, người dân cần lưu tâm để giữ an toàn cho mình: không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp; không chạm vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao... Hay không nên lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện băng qua; không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời...

QUANG KHẢI ghi


Hỗ trợ gia đình trẻ bị nạn

Ngày 14-10, đại diện Tổng công ty Điện lực miền Nam (SPC), Công ty Điện lực Long An đến chia buồn và hỗ trợ mỗi gia đình có con tử vong số tiền 50 triệu đồng. Đoàn cũng đến thăm hỏi các cháu và hỗ trợ 4 gia đình có con đang điều trị theo dõi tại bệnh viện tổng số tiền 50 triệu đồng.

Về vụ tai nạn này, đại diện SPC cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương khẩn trương xác minh làm rõ nguyên nhân và sẽ thông tin khi có kết luận chính thức.

Ngày 13-10, dây điện 11kV đứt, rớt trước cổng Trường THCS An Lục Long (huyện Châu Thành, Long An) khiến hai em học sinh tử vong, bốn em bị thương. Nguyên nhân ban đầu, Điện lực huyện Châu Thành cho rằng do mưa to, sét đánh đứt đường dây.

ĐỖ NGÔ TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Cầu Đồng Việt nối Bắc Ninh và Hải Phòng vừa thông xe đã nảy sinh bất cập khi nhiều đường dân sinh bị chặn lại bởi dải phân cách, buộc người dân phải đi đường vòng về nhà.

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Thi thể người đàn ông trôi trên sông Cổ Chiên, bên ngoài không vết thương nhưng dập nát nội tạng

Thi thể của một người đàn ông được người dân phát hiện trôi trên sông Cổ Chiên bị gãy toàn bộ xương sườn hai bên, tim, phổi, gan, thận, lách dập, vỡ toàn bộ, gãy kín 1/3 trên xương đùi bên phải.

Thi thể người đàn ông trôi trên sông Cổ Chiên, bên ngoài không vết thương nhưng dập nát nội tạng

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar