04/06/2019 15:29 GMT+7

Bản đồ bầu trời đêm tuyệt đẹp bằng tia X

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Thiết bị thăm dò NICER trên Trạm không gian quốc tế (ISS) đã ghi lại dữ liệu tia X về đêm trong suốt 22 tháng để tạo ra bản đồ tuyệt đẹp của toàn bộ bầu trời.

Bản đồ bầu trời đêm tuyệt đẹp bằng tia X - Ảnh 1.

Thiết bị thăm dò NICER trên ISS ghi lại dữ liệu tia X về đêm trong suốt 22 tháng để tạo ra bản đồ toàn bộ bầu trời của chúng ta - Ảnh: NASA

Đài CNN ngày 3-6 đưa tin những vệt sáng trong hình ảnh mới nhất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trông giống như các tuyến đường giao thông hàng không nhưng đó là một cách nhìn khác về toàn bộ bầu trời.

Các vệt sáng này thực sự là dấu vết của tia X được thiết bị thăm dò NICER ghi nhận lại.

NICER, hoạt động như một máy thăm dò nguồn gốc vũ trụ kể cả khi về đêm, được gắn bên ngoài ISS và quay quanh Trái đất mỗi 93 phút.

Bản đồ bầu trời trên đại diện cho 22 tháng làm việc đầu tiên của NICER, lấy dữ liệu từ các quan sát bầu trời vào ban đêm.

Một trong những mục tiêu của NICER là xác định kích thước các sao neutron, được hình thành từ những gì còn lại của một vụ sụp đổ một ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh kiểu II hay kiểu Ib hoặc kiểu Ic.

Các sao neutron có kích thước nhỏ nhất trong vũ trụ với đường kính tương đương thành phố Chicago hay Atlanta. Chúng là tàn dư của siêu tân tinh nhưng có mật độ vô cùng dày đặc với khối lượng lớn hơn Mặt trời của chúng ta.

Xác định kích thước sao neutron với độ chính xác cao có thể làm sáng tỏ bí ẩn về vật chất hình thành trong lõi của sao.

NASA cho biết NICER cũng nghiên cứu tia X qua sao xung (sao neutron xoay rất nhanh, biểu hiện như một nguồn sóng radio phát ra đều đặn ở các chu kỳ ngắn) để xác định vận tốc và vị trí của chính thiết bị thăm dò này, hoạt động như một hệ thống GPS thiên hà.

Nghiên cứu trên có thể mở đường cho tàu vũ trụ sử dụng công nghệ này trong tương lai và thậm chí tự lái qua hệ Mặt trời hoặc vượt ra ngoài hệ Mặt trời.

TTO - Lần đầu tiên, tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo sao Hỏa Odyssey của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại được hình ảnh trăng tròn từ Mặt trăng Phobos của sao Hỏa.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar