12/06/2014 06:41 GMT+7

Bạn có trầm cảm không?

BS PHAN MỸ HẠNH
BS PHAN MỸ HẠNH

TT - Trầm cảm như một cơn sóng ngầm trong đời sống hiện đại vì không phải ai mắc bệnh cũng được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trong khi đó, ngành y tế một quốc gia khó có thể thống kê chính xác bao nhiêu người mắc căn bệnh này.

Phóng to
Ảnh: T.T.D.
Nhiều người cũng hoang mang tự hỏi mình có bị trầm cảm không khi rơi vào trạng thái buồn chán, lo lắng... Một số dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận ra nguy cơ bị trầm cảm để tìm gặp bác sĩ sớm và có liệu pháp điều trị.

Rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm là một bệnh tâm thần, nhưng có thể ảnh hưởng đến cơ thể cũng như tâm trí bạn. Rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm. Khó dỗ giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ thường gặp ở những người trầm cảm. Nhưng một số người bị trầm cảm có thể buồn ngủ và ngủ quá nhiều.

Đau ngực

Đau ngực có thể là một dấu hiệu của bệnh tim hay phổi. Nếu bạn bị đau ngực, nên đến bác sĩ khám để loại trừ các nguyên nhân nặng. Nhưng đôi khi đau ngực có thể là một dấu hiệu của trầm cảm. Ngoài ra còn có một mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim. Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Thêm vào đó, những người đã có cơn đau tim nhiều khả năng bị trầm cảm.

Mệt mỏi và kiệt sức

Nếu thấy kiệt sức và không có năng lượng cho công việc hằng ngày - ngay cả khi bạn đã ngủ hoặc nghỉ ngơi rất nhiều, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị trầm cảm. Trầm cảm và mệt mỏi có thể tương tác lẫn nhau, cùng có xu hướng làm cả hai tình trạng này tồi tệ hơn.

Đau nhức cơ và khớp

Đau và trầm cảm có liên quan chặt chẽ với nhau. Sống chung với đau mãn tính có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Và trầm cảm tự nó có thể gây đau vì hai tình trạng này có cùng chất dẫn truyền hóa học đến não bộ.

Rối loạn tiêu hóa

Não và hệ tiêu hóa của chúng ta liên kết chặt chẽ, đó là lý do tại sao nhiều người bị đau dạ dày hoặc buồn nôn khi bị căng thẳng hoặc lo lắng. Trầm cảm có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đau đầu

Người bị trầm cảm thường than phiền bị đau đầu mãn tính. Một nghiên cứu cho thấy những người trầm cảm nặng có gấp ba lần khả năng bị chứng đau nửa đầu, và những người có chứng đau nửa đầu có gấp năm lần khả năng bị trầm cảm.

Thay đổi sự ngon miệng hay cân nặng

Một số người mất cảm giác ngon miệng khi cảm thấy chán nản. Những người khác lại ăn uống liên tục khi buồn, giúp họ giảm thất vọng hay đau khổ. Kết quả có thể tăng hoặc giảm cân và thiếu năng lượng. Trầm cảm có liên quan đến rối loạn ăn uống như chứng háu ăn, biếng ăn hoặc ăn uống chè chén say sưa. Đặc biệt, có mối liên hệ giữa trầm cảm và chán ăn hoặc ăn vô độ ở phụ nữ.

Đau lưng

Đau lưng mãn tính có thể gây trầm cảm, ngược lại trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đau lưng. Những người đang chán nản tăng gấp bốn lần khả năng phát triển đau lưng hay đau cổ dữ dội đến mức không thể cử động được.

Kích thích và tình trạng không yên

Khó chịu và bồn chồn có thể liên quan đến rối loạn giấc ngủ hoặc các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm. Trầm cảm làm tăng nguy cơ của lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện, càng góp phần gây kích thích và bồn chồn. Đàn ông thường bị kích thích nhiều hơn phụ nữ khi họ chán nản.

Rối loạn tình dục

Nếu chán nản, đặc biệt là trầm cảm nặng, bạn có thể mất sự quan tâm đến quan hệ tình dục. Những người bị trầm cảm lại có nhiều khả năng sử dụng rượu và ma túy, cả hai đều làm giảm ham muốn tình dục.

Tập thể dục thường xuyên

Một chương trình tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phóng thích các hóa chất dẫn truyền trong não, làm bạn cảm thấy cải thiện tâm trạng, giảm đau. Tuy chỉ tập thể dục sẽ không chữa khỏi bệnh trầm cảm, nhưng có thể giúp làm giảm trầm cảm trong thời gian dài.

Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ ước tính 2% của toàn bộ dân số trưởng thành ở Mỹ có các triệu chứng trầm cảm nặng. Trong khi đó, National Institute for Health and Clinical Excellence (NICE) ước tính ở Vương quốc Anh, cứ trong 1.000 người có 21 người từ 16-65 tuổi sống với trầm cảm nặng. Ở Úc chỉ có 1 trong mỗi 5 người bị trầm cảm được chẩn đoán chính xác, “bởi vì trầm cảm có thể bị che khuất dưới một căn bệnh thể chất như đau mãn tính, mất ngủ hoặc mệt mỏi”...

BS PHAN MỸ HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar