20/06/2023 07:22 GMT+7

Bạn có đang mắc chứng rối loạn hình thể?

Rối loạn hình thể có những điểm giống với chứng rối loạn ăn uống và cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm.

Bạn có đang mắc chứng rối loạn hình thể? - Ảnh 1.

Rối loạn hình thể là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ và nhìn nhận về hình thức, cơ thể, vóc dáng của họ - Ảnh: GETTY

Ước tính có khoảng hàng triệu người trên khắp thế giới mắc chứng rối loạn hình thể. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm so sánh ngoại hình bản thân với người khác, bận tâm tới mức tự ti, chán ghét ngoại hình của mình.

Người mắc chứng này luôn cảm thấy mình không xinh đẹp như người khác. Theo Insider, rối loạn hình thể có những điểm giống với chứng rối loạn ăn uống và cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm. 

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu và lạm dụng chất kích thích cũng là những bệnh tương tự và khá phổ biến.

Các dấu hiệu của chứng rối loạn hình thể

Quá bận tâm đến một khuyết điểm nhỏ

Một nốt mụn trên mặt, một vết sẹo do bỏng pô xe, một gương mặt có xương hàm vuông... đối với hầu hết mọi người chỉ là những vấn đề rất nhỏ, thậm chí chẳng ai chú ý đến. Nhưng nếu một người mắc chứng rối loạn hình thể thì đó là vấn đề vô cùng lớn. Người đó sẽ dành rất nhiều thời gian suy nghĩ về "khiếm khuyết", luôn tự ti và cố gắng che giấu chúng.

Luôn cho rằng bản thân không xinh đẹp

Người mắc chứng này sẽ không bao giờ hài lòng với sắc vóc của bản thân, luôn thấy mình không xinh đẹp như người khác. Họ liên tục so sánh ngoại hình với người khác và sợ người khác chê bai ngoại hình của mình.

Cố gắng sửa chữa hoặc che giấu khuyết điểm

Trang điểm đậm, xăm mình thật nhiều để che sẹo, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, và cho dù có sửa bao nhiêu lần thì người đó vẫn nghĩ rằng họ xấu.

Nguyên nhân gây chứng rối loạn hình thể

Giống như nhiều chứng bệnh khác, chứng rối loạn hình thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Một số người có thể dễ mắc chứng rối loạn cơ thể do di truyền. Trong một nghiên cứu nhỏ năm 2013 của Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một gene cụ thể xuất hiện thường xuyên hơn ở những người mắc chứng rối loạn hình thể.

Trải nghiệm ấu thơ hoặc môi trường sống với việc đề cao ngoại hình cũng góp phần gây ra chứng rối loạn hình thể. Chẳng hạn một cô bé thường xuyên nghe lời bình phẩm về sắc vóc của một người và sự thành công của người đó nhờ vào nhan sắc thì sẽ có xu hướng ám ảnh và muốn mình xinh đẹp không tì vết.

Mọi người thuộc mọi giới tính, nhân khẩu học và độ tuổi đều có thể mắc chứng rối loạn hình thể. Tuy nhiên, nhóm có nguy cơ cao hơn bao gồm: tuổi từ 14 đến 25, LGBTQ+ , có tiền sử ăn kiêng.

Làm gì để thoát khỏi chứng rối loạn hình thể?

Một người có thể khắc phục chứng rối loạn hình thể bằng cách tìm kiếm liệu pháp nhắm mục tiêu, dùng thuốc và kỹ thuật để thay thế hành vi có hại. Chẳng hạn như tìm kiếm niềm vui, niềm đam mê khác để khiến mình bận rộn hơn.

Nếu trong gia đình có người thân đang vật lộn với chứng rối loạn hình thể, bạn có thể giúp họ bằng nhiều cách như: đồng cảm, lắng nghe những lo lắng của họ về cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc của họ xung quanh hành vi đó. Tránh phán xét hoặc xác định mối quan tâm của họ là không hợp lý...

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ: Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong can thiệp điều trị

Ngày 2-4, thế giới và Việt Nam đồng lòng hướng về người rối loạn phổ tự kỷ, đặc biệt là trẻ em tự kỷ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar