04/05/2014 05:31 GMT+7

"Bách khoa thư" về trí thức Việt đương đại

NHẬT HUY
NHẬT HUY

TT - Không phải vì dung lượng đồ sộ hơn 1.200 trang mà chính vì cách khắc họa chân dung rõ nét, sinh động các trí thức VN tiêu biểu trong và ngoài nước, đủ mọi lĩnh vực khiến người đọc không thể không liên tưởng Trí thức tinh hoa VN đương đại của nhà báo Hàm Châu là một “bách khoa thư”.

1. Tác giả, trong “Đôi điều tâm niệm” mở đầu cuốn sách, đã “khoanh vùng” sách của mình không thể là một tập hợp đầy đủ các trí thức tiêu biểu của VN đương đại: “Trong sách chỉ là một số chân dung những trí thức ít nhiều tiêu biểu mà tôi may mắn từng được gặp mặt, chuyện trò”. “Thú nhận” này là một điểm khác biệt căn bản và cũng chính là giá trị của cuốn sách mang đầy đủ phẩm chất của báo chí (người thật, việc thật, sự thật) so với các sách viết về nhân vật được thi triển bằng bút pháp văn chương.

Hàm Châu chỉ viết về những người ông am hiểu, có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện nhiều lần. Thậm chí, có nhà khoa học ông dành tới 52 năm, khi gần như đọc và “ngấm” hết mọi công trình của người đó, ông mới “vẽ” chân dung nhân vật.

2. 56 nhân vật được tác giả sắp xếp theo ba chương: 1. Trí thức thế hệ thứ nhất (từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945); 2. Trí thức các thế hệ tiếp theo (từ sau ngày Hà Nội giải phóng năm 1954); 3. Trí thức người VN ở nước ngoài. Người đọc như lạc vào một khu vườn bao la, ngập tràn các tượng đài trí thức VN đương đại. Đó là Tạ Quang Bửu, Hồ Đắc Di, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Thai Mai, Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo... tiêu biểu cho thế hệ thứ nhất. Là Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Văn Đạo, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Thu, Hoàng Tụy... của thế hệ thứ hai. Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Trịnh Xuân Thuận, Trần Thanh Vân... đại diện cho tinh hoa Việt thành danh ở nước ngoài.

Cho dù dài nhất 61 trang hay ngắn nhất 6 trang, mỗi nhân vật đều bình đẳng như nhau khi hiện lên trước mắt độc giả với hai nội dung chính: cuộc đời và sự nghiệp. Số lượng trang nhiều hay ít, theo tác giả, “không phụ thuộc việc nhân vật trong bài đó cống hiến nhiều hay ít cho đất nước, mà chỉ do vốn hiểu biết của người viết về nhân vật ấy dày dặn đến mức nào”. Đối với những nhân vật mà tác giả tiếp xúc không nhiều thì thà viết gọn còn hơn “pha loãng”.

3. “Không có gì hấp dẫn con người bằng chính con người”, “phải luôn tìm cách “chuyện hóa” thay vì chỉ dừng lại ở phản ánh, thống kê, dữ liệu, dữ kiện” - những yêu cầu căn bản đó của nghề báo được Hàm Châu áp dụng một cách tinh tế và hiệu quả ở mỗi bài viết trong cuốn sách này. Tuy nhiên, viết làm sao để người đọc hiểu được thân thế sự nghiệp mà không sa vào kể lể, “photocopy” tiểu sử; làm sao để người đọc “thấm” được giá trị của những thành tựu của nhân vật cũng như ảnh hưởng của họ đối với xã hội nhưng không sa vào tô hồng, PR hoặc sa vào chuyên môn sâu khiến người đọc mơ hồ, khó hiểu... quả thật không phải là điều dễ dàng.

Với sự am tường khoa học, thấu hiểu cõi lòng và sự nghiệp của các nhân vật cộng với bút pháp độc đáo kết hợp giữa ngôn ngữ khoa học chính xác với ngôn ngữ văn chương giàu hình tượng, Hàm Châu đã vượt qua được những cạm bẫy đó. Các nhà khoa học cùng với công trình của họ tưởng chừng như cao siêu khó hiểu lại trở nên dung dị, gần gũi, bình thường (chứ không tầm thường) dưới ngòi bút của Hàm Châu. Chính cái bình thường đó làm nên sự phi thường của nhân vật khiến hơn 1.200 trang sách không bao giờ là áp lực cho người đọc.

“Hàm Châu đã có những tác phẩm ký đẫm chất khoa học mà vẫn mượt mà chất văn chương. Sự kết hợp khéo léo và nhuần nhuyễn đó đã làm thành phong cách ngôn ngữ Hàm Châu, và nhờ đó Hàm Châu đã trở thành cây bút đi tiên phong, chuyên sâu và thành công về thể loại khó khăn này và hiện thời có lẽ chưa có nhà báo nào đứng được vào vị trí đó” - PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên khoa báo chí - truyền thông ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), đã nhận định như vậy về phong cách Hàm Châu trong Ngôn ngữ báo chí, tài liệu được coi là “gối đầu giường” của người học báo, làm báo.

Phóng to Sách Trí thức tinh hoa Việt Nam đương đại do NXB Trẻ phát hành quý 1-2014 - Ảnh: Quang Định

* Ông NGUYỄN THẾ TRUẬT

(phó giám đốc, phó tổng biên tập Nxb Trẻ):

Thêm tự tin với trí tuệ VN

Nhà xuất bản Trẻ rất vinh dự khi được nhà báo Hàm Châu tin cậy chọn để xuất bản những bài viết tâm đắc nhất của cả một đời làm báo trong lĩnh vực khoa học. Chúng tôi đã mất cả năm trời để làm cuốn sách này, không chỉ vì nó đồ sộ về khối lượng mà còn vì có quá nhiều thuật ngữ, tên gọi tiếng Anh, Pháp, Hán... Ngoài ra, mỗi nhân vật là một câu chuyện cuộc đời thú vị, độc đáo, đa phong cách đòi hỏi cả tác giả và nhà xuất bản phải khổ công để đảm bảo tính chính xác và hấp dẫn một cách cao nhất.

Là người có cơ hội được tiếp cận với bản thảo ngay từ đầu cho đến khi cuốn sách ra mắt, qua mỗi trang sách chúng tôi càng thêm tự tin về dân tộc VN. Trong điều kiện chiến tranh, nghèo nàn, thiếu thốn nhưng trí tuệ Việt vẫn luôn bừng sáng.

NHẬT HUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar