07/08/2017 16:40 GMT+7

​Bác sĩ 'mách' 5 dấu hiệu cần đi khám bệnh lý cột sống cổ

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ ngày càng nhiều, ngay cả những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chỉ tìm đến bác sĩ khi đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Do đó, cần chú ý 5 dấu hiệu chính “mách bảo” bạn có thể đang gặp vấn đề về cột sống cổ, cần phải đi khám ngay để được các bác sĩ thăm khám, chụp phim và tư vấn điều trị, tập luyện và dự phòng.

- Đau vùng cổ

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, thường xuất hiện sớm đối với những ai có vấn đề về cột sống cổ. Có thể đau cổ lan lên chẩm gáy hoặc đau cổ lan xuống hai vai, những cơn đau thường kèm theo co cứng khối cơ cột sống cổ, quay cổ hạn chế, đau thường tăng lên khi ngồi lâu một tư thế, sau nằm ngủ kê gối cao, khi lái xe đường dài. Những cơn đau này thường đáp ứng với những loại thuốc giảm đau thông thường.

- Đau lan dọc xuống tay

Do các dây thần kinh bị chèn ép, đặc trưng của nhóm bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Đau sâu trong cơ, xương, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi buốt nhói như dao đâm hoặc như bị điện giật. Đau thường chiếm ưu thế ở vai-cánh tay, kèm cảm giác tê bì và dị cảm ở đầu các ngón. Đau tăng khi vận động, khi ho, hắt hơi và cũng đáp ứng với những loại thuốc giảm đau thông thường.

- Tê bì tay, chân

Thường đi kèm với triệu chứng đau. Bệnh nhân có cảm giác tê bì hoặc kiến bò ở tay, khi tê bì cả tay và chân là dấu hiệu nghiêm trọng, tiên lượng nặng nề hơn. Vùng rối loạn cảm giác có giá trị giúp người bác sĩ định hướng chẩn đoán vị trí bị tổn thương cột sống cổ.

- Mất sự khéo léo của đôi bàn tay

Đây là dấu hiệu tiên lượng bệnh nặng, biểu hiện tủy thần kinh đã bị chèn ép trong một thời gian dài. Bệnh nhân thường giảm hoặc mất sự khéo léo trong các động tác hàng ngày như cài cúc áo, gắp thức ăn bằng đũa, chữ viết xấu, run tay. Thường bệnh nhân không nhận ra được dấu hiệu này sớm, chỉ khi đôi tay trở nên vụng về mới nhận ra, lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn.

- Teo cơ tay, yếu tay, đi sợ ngã

Đây là những dấu hiệu rất muộn của các bệnh lý cột sống cổ. Bệnh nhân có thể teo cơ cánh tay, cẳng tay hoặc khoảng giữa các xương bàn tay kèm theo đôi tay trở nên mất trương lực cơ, yếu đuối. Một số bệnh nhân thay đổi dáng đi: loạng choạng sợ ngã, hai chân yếu, khuỵu gối, sợ bước đi trên những con đường mấp mô.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar