26/11/2018 14:39 GMT+7

Bắc Kinh đủ sức xây căn cứ ngầm dưới biển Đông?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Trong một tham vọng táo bạo, các nhà khoa học Trung Quốc lên kế hoạch xây căn cứ trí tuệ nhân tạo (AI) dưới đáy biển đầu tiên trên thế giới, bất chấp công trình này đặt ra nhiều thách thức.

Bắc Kinh đủ sức xây căn cứ ngầm dưới biển Đông? - Ảnh 1.

Tàu ngầm không người lái Qian Long 3 có thể sẽ hỗ trợ căn cứ AI dưới đáy biển Đông của Trung Quốc - Ảnh: WEIBO

Báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong hôm nay 26-11 đưa tin Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ sâu dưới đáy biển để phục vụ các hoạt động khoa học và quân sự ở Biển Đông.

Các nhà khoa học tham gia dự án cho biết căn cứ này có thể sẽ trở thành căn cứ trí tuệ nhân tạo (AI) dưới đáy biển đầu tiên trên thế giới.

Dự án có tên Hades (nghĩa là "Địa ngục" trong thần thoại Hy Lạp) được khởi động tại Viện khoa học Trung Quốc (CAS) ở Bắc Kinh trong tháng này, sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tại một viện nghiên cứu biển sâu ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam hồi tháng 4 vừa qua.

Khi đó, ông Tập đã kêu gọi các nhà khoa học và kỹ sư nước này thực hiện những dự án chưa từng có trên thế giới. 

"Không có con đường nào dưới đáy biển. Chúng ta không cần phải đuổi theo các nước khác bởi chúng ta là con đường" - ông Tập phát biểu.

Khu vực đặt căn cứ dự kiến nằm trong vùng sâu nhất của đại dương (thường là vực thẳm hình chữ V) ở độ sâu 6.000m - 11.000m.

Dự án sẽ ngốn 1,1 tỉ nhân dân tệ (160 triệu USD), bằng một nửa chi phí xây kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới ở tỉnh Quý Châu.

Bắc Kinh đủ sức xây căn cứ ngầm dưới biển Đông? - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nhà khoa học nước này trở thành người đi đầu dưới đáy biển - Ảnh: SCMP

Giống như một trạm vũ trụ trong không gian, khu phức hợp dưới đáy biển này sẽ có chỗ neo đậu. Thách thức trước mắt là các kỹ sư phải phát triển được loại vật liệu đủ sức chịu đựng áp lực nước ở độ sâu lớn như vậy.

Khi căn cứ đi vào hoạt động, các tàu ngầm robot sẽ được triển khai để khảo sát đáy biển, ghi lại các hình thái sống và thu thập các mẫu khoáng sản. Căn cứ sẽ phân tích các mẫu này và gửi báo cáo về đất liền.

Mặc dù có các đường dây kết nối với tàu hoặc trạm năng lượng và liên lạc, căn cứ này vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ tự động nhờ "đàu não" và hệ thống cảm biến của nó.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học hoài nghi về dự án này. Họ cho rằng các yếu tố chính trị và công nghệ sẽ đặt ra thách thức lớn.

Theo Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), khoảng 99% đáy đại dương hiện vẫn nằm ngoài tầm tay con người.

"Xây dựng căn cứ này còn khó hơn xây dựng một trạm vũ trụ. Chưa từng có quốc gia nào làm điều này" - Tiến sĩ Du Qing Hai đến từ Đại học hải dương Thượng Hải nhận định.

Đáy biển có môi trường khắc nghiệt. Áp lực nước lớn, tính xói mòn, địa chất không ổn định và động đất có khả năng đe dọa bất kỳ cấu trúc nào trên đáy biển. Điều này đồng nghĩa chi phí có thể vượt xa các ước tính hiện tại.

TTO - Tờ báo của trường đảng Trung Quốc mới đây cho rằng Bắc Kinh nên dành nhiều sự chú ý hơn cho các công trình ít mang tính chất quân sự trên Biển Đông.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar