08/11/2024 15:49 GMT+7

Bác Hồ thương Đoàn cải lương Nam Bộ, thương những người con tập kết xa nhà

'Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thương nghệ sĩ vì Bác biết chúng tôi có nỗi niềm riêng. Đặc biệt Bác càng thương Đoàn cải lương Nam Bộ hơn vì là những người con xa nhà, tập kết ra Bắc' - đạo diễn Thanh Hạp nói.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thương Đoàn cải lương Nam Bộ vì là những 'người con' xa nhà, tập kết ra Bắc... - Ảnh 1.

Từ trái qua: NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Lê Thiện, TS Nguyễn Thị Hậu, đạo diễn Thanh Hạp - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 8-11, Bảo tàng TP.HCM tổ chức tọa đàm giao lưu nhân chứng lịch sử Đoàn cải lương Nam Bộ - một thời hoa lửa nhằm ôn lại một thời khi những làn điệu cải lương Nam Bộ trở thành ngọn lửa tinh thần cổ vũ quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Những chia sẻ của các khách mời NSƯT Ca Lê Hồng, đạo diễn Thanh Hạp, NSƯT Lê Thiện... giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của Đoàn cải lương Nam Bộ trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. 

Văn nghệ sĩ miền Nam luôn được Bác yêu thương

Đạo diễn Thanh Hạp là thành viên trụ cột của Đoàn cải lương Nam Bộ, chiếc nôi nghệ thuật được hợp thành từ nguồn diễn viên của các đoàn văn công và kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ: Đoàn văn công liên khu miền Đông, Đoàn văn công Ngũ Yến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thương Đoàn cải lương Nam Bộ vì là những 'người con' xa nhà, tập kết ra Bắc... - Ảnh 2.

Đạo diễn Thanh Hạp luôn nhớ đến sự yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Đoàn cải lương Nam Bộ - Ảnh: HỒ LAM

Trò chuyện với báo chí, đạo diễn Thanh Hạp chia sẻ ông tập kết ra Bắc vào tháng 12-1954 khi ông mới 12 tuổi. 

Thời điểm đó, khi đề cập đến việc phải xa nhà, đi tập kết 2 năm, đạo diễn Thanh Hạp có chút ngần ngừ, không muốn đi. 

Nhưng khi nghe những bậc tiền bối bảo rằng: "Có muốn gặp Bác Hồ không? Đi tập kết thì mới có thể gặp Bác được". 

Nghe câu nói đó, ông quyết định mình sẽ tham gia vào lực lượng văn nghệ sĩ rời miền Nam ra Bắc tập kết. 

"Chủ tịch Hồ Chí Minh thương yêu văn nghệ sĩ trên tinh thần là những người làm công tác nghệ thuật vì Bác biết chúng tôi có những nỗi niềm riêng trong tâm hồn. 

Đặc biệt, với Đoàn cải lương Nam Bộ, Bác càng thương hơn vì là những người con xa nhà, tập kết ra Bắc... Đoàn chúng tôi được đi phục vụ nhiều nơi nhất và đến những nơi mà có thể là các đoàn trung ương chưa đến" - đạo diễn Thanh Hạp nói.

Trong chuyến tập kết ra Bắc, NSƯT Ca Lê Hồng cũng vinh dự được gặp trực tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà sàn của Bác. Bà được Bác hỏi thăm và căn dặn rằng "phải ráng học vì có trình độ văn hóa thì mới đủ sức nâng cao nghệ thuật biểu diễn của mình".

Bác Hồ thương Đoàn cải lương Nam Bộ, thương những người con tập kết xa nhà - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Lê Thiện và đạo diễn Thanh Hạp từng tham gia vào tuồng Tình riêng nghĩa cả của soạn giả Thanh Nha ở Đoàn cải lương Nam Bộ - Ảnh: HỒ LAM

Đoàn cải lương Nam Bộ là 'cái nôi' của nhiều văn nghệ sĩ gạo cội

Đoàn cải lương Nam Bộ là nơi tập trung nhiều soạn giả, đạo diễn, họa sĩ, diễn viên giỏi nghề và nhiệt tâm đã tạo nên những tác phẩm gây được tiếng vang như: Phụng Nghi Đình, Kiều Nguyệt Nga, Dệt gấm, Khuất Nguyên, Nàng tiên mẫu đơn, Thạch Sanh, Võ Thị Sáu, Máu thắm đồng Nọc Nạn... 

Có thể kể đến hai tuồng Phụng Nghi Đình của Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền và Kiều Nguyệt Nga của Ngọc Cung có các nghệ sĩ kịch nói kỳ cựu sau này như: Cang Trường, Văn Chiêu, Phan Tú...

Hay vở Khuất Nguyên có sự tham gia của NSƯT Lê Thiện - nguyên phó giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang và NSND Dương Ngọc Thạch. 

Bà Lê Thiện chia sẻ nhờ tham gia đoàn, có cơ hội biểu diễn phục vụ cách mạng mà bà biết làm được nhiều việc:

"Mỗi tháng, đoàn chúng tôi diễn 29 đêm với 24 địa điểm. Có những đêm diễn xong là 11, 12h đêm, lực lượng nghệ sĩ đảm nhiệm luôn việc khuân vác đồ lên xe để chuẩn bị đến địa điểm ngày mai.

Thời chiến tranh, từ một diễn viên chính, chúng tôi trở thành những người làm được nhiều chức năng.

Hát tân nhạc, cải lương, diễn hài, kịch, diễn cải lương đều được, thậm chí viết, sáng tác tại chỗ để biểu diễn, phục vụ cho chiến trường. Lúc bấy giờ, tụi tôi nghĩ đúng là thời thế tạo cho mình biết làm được nhiều thứ và rất vui khi được làm".

Bác Hồ thương Đoàn cải lương Nam Bộ, thương những người con tập kết xa nhà - Ảnh 4.

NSƯT Ca Lê Hồng chia sẻ tại tọa đàm Đoàn cải lương Nam Bộ - một thời hoa lửa - Ảnh: HỒ LAM

Bà Ca Lê Hồng tâm sự bà luôn biết ơn những bậc tiền bối của Đoàn cải lương Nam Bộ như: Tám Danh; trưởng đoàn, Nguyễn Ngọc Bạch...

Chính sự dìu dắt của Đoàn cải lương Nam Bộ và có những cơ hội được đi đào tạo ở nước ngoài đã giúp bà có nền tảng để quay về, góp phần xây dựng Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM). 

Và trường đại học này đã cung cấp cho miền Nam một thế hệ nghệ sĩ gạo cội và tận tụy với nghệ thuật như: Thành Hội, Ái Như, Thành Lộc, Minh Nhí, Hữu Châu, Hồng Vân…

Trong số đó cũng có không ít người đang điều hành các sân khấu xã hội hóa có tiếng ở miền Nam như: Hoàng Thái Thanh, Thiên Đăng, Trương Hùng Minh...

Cải lương Nam Bộ: một thời ra Bắc vào Nam

TTO - Dịp 30-4 năm nay, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sẽ giới thiệu phòng truyền thống của nhà hát. Trong đó có rất nhiều tư liệu nhắc nhớ đến Đoàn cải lương Nam Bộ - đoàn cải lương nhiều năm tạo dấu ấn trên đất Bắc

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar