23/04/2011 06:31 GMT+7

Bà nội ơi, cố lên!

MINH TRANG
MINH TRANG

TT - Với một sân khấu chỉ toàn những bậc cao niên với nhiều người đã bước vào tuổi bà nội, bà ngoại, sau vòng sơ tuyển và hai đêm thi bán kết, Tiếng hát mãi xanh đang là một cuộc thi để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho cả người tham gia lẫn người thưởng thức.

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to
Gia đình bốn thế hệ cổ vũ cho thí sinh Phạm Thị Ánh Tuyết tại vòng sơ tuyển - Ảnh: ban tổ chức cung cấp

Hiếm có cuộc thi nào mà đội ngũ cổ động viên lại đông đảo và nhiệt tình như cổ động viên của Tiếng hát mãi xanh. Không la hét ồn ào như cách các khán giả trẻ tuổi vẫn thường làm với thần tượng, trong ngày sơ tuyển một cô bé chừng 6 tuổi miệng cười giòn tan, tay giơ cao tấm bảng với những nét chữ nguệch ngoạc rất dễ thương "Bà nội ơi, cố lên, cố lên!".

Có lẽ nhờ sự cổ vũ hết mình của cô cháu gái và cả gia đình bốn thế hệ của mình mà thí sinh Phạm Thị Ánh Tuyết (55 tuổi) đã được tiếp thêm sức mạnh để bước vào bán kết. Tuy không có tên trong danh sách chung kết nhưng bà vui vẻ cho biết: "Tôi ở nhà làm nội trợ quen rồi, nay được lên sân khấu ca hát, vào tới bán kết cũng đã hạnh phúc lắm rồi!".

Với thí sinh Triệu Văn Hân (năm nay 67 tuổi) được đứng trên sân khấu thả giọng là đang sống lại những năm tháng tuổi xuân hừng hực, cháy hết mình với những hoạt động văn nghệ, bởi "thời xa vắng" trước kia ông từng đoạt giải nhất Tiếng hát sinh viên toàn miền Bắc 1969, được bằng khen của Bộ Văn hóa - thông tin năm 1995 vì sự nghiệp văn nghệ quần chúng.

Cá biệt, có trường hợp hai anh em ruột cùng "dắt tay" nhau vào bán kết như thí sinh Trương Quang Nam và Trương Quang Sang. Chút may mắn đã giúp chị Sang tiếp tục vào chung kết và đứng đầu bảng 1, còn anh trai chị giờ đây trở thành cổ động viên nhiệt tình cho người em gái đi thi.

Không chỉ thú vị bởi những câu chuyện bên lề, Tiếng hát mãi xanh hiện đang giữ "kỷ lục" về cuộc thi có thí sinh cao tuổi nhất tham gia khi có người đã 85 tuổi vẫn hào hứng nhờ con cháu chở đi thi.

Câu chuyện về cụ bà Lê Thị Nhung - hiện giữ kỷ lục thí sinh cao tuổi nhất vào vòng chung kết, hẳn sẽ khiến nhiều người xúc động, không chỉ vì ở tuổi 74 bà vẫn còn nặng lòng với âm nhạc mà còn bởi niềm đam mê ca hát hiếm thấy ở một người cao tuổi. Ðều đặn mỗi sáng bà dậy sớm đón xe buýt từ huyện Long Thành (Ðồng Nai) đến TP.HCM cho kịp giờ thi.

Không có váy áo lộng lẫy, bà Nhung chỉ đơn giản với dép nhựa, áo bà ba nâu và tóc búi củ hành. "Gia tài" bà mang đến cuộc thi là giọng ca trời phú và tài chơi măngđôlin mà hơn 50 năm qua kể cả cháu chắt trong nhà cũng không hề biết! Ngồi trên hàng ghế thí sinh đợi kết quả, bà hóm hỉnh tâm sự: "Rớt không được buồn, đậu không được vui vì tui bị bệnh huyết áp!".

Cứ như thế cuộc thi đã trở thành một "bữa tiệc" âm nhạc thịnh soạn dành cho người cao tuổi bởi ở đó họ được hát, được sống lại những năm tháng đã đi qua và trên cả là tìm được niềm vui trong cuộc sống bên những người thân yêu của mình. Nhiều thí sinh quê tận An Giang, Long An, Cà Mau cũng lặn lội đón xe đò, cơm đùm cơm nắm từ tinh mơ vào Sài Gòn để kịp giờ đến tham dự cuộc thi, hoặc chỉ để thỏa mãn giấc mơ một lần được đứng hát trên sân khấu lớn...

Hiếm có cuộc thi nào mà bất kể thí sinh "nhà mình" hay thí sinh "nhà người" lên trình diễn, ai ai cũng nhận được sự động viên nhiệt tình của tất cả khán giả ngồi dưới. Có lẽ cũng vì lý do này mà Tiếng hát mãi xanh là cuộc thi có riêng cho mình một giải thưởng "không đụng hàng": giải ủng hộ viên dành cho những cá nhân, tập thể cổ vũ cho thí sinh hăng hái nhất. Nói như một thí sinh tham gia, "Ði thi thế này đã là chiến thắng bản thân rồi!".

Sung sức cho vòng chung kết

Vượt qua gần 2.200 thí sinh từ vòng sơ tuyển đến bán kết (diễn ra tại Nhạc viện TP.HCM và Đài truyền hình TP), 10 thí sinh xuất sắc nhất hai bảng sẽ tham gia tranh tài trong ba đêm chung kết tại nhà hát Đài truyền hình TP.HCM gồm: đêm 23-4 - đêm nhạc với phong cách trữ tình, lãng mạn, đêm 27-4 - đêm nhạc mang âm hưởng dân ca hay các ca khúc truyền thống cách mạng và đêm 2-5 - đêm thể hiện mình (thí sinh sẽ được chọn những ca khúc tự do).

Sau ba đêm thi này, ban giám khảo sẽ chọn ra ba thí sinh xuất sắc nhất của mỗi bảng tham gia đêm chung kết xếp hạng, diễn ra ngày 11-5 tại nhà hát Đài truyền hình TP. Các đêm thi sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 lúc 20g30, bắt đầu từ ngày 23-4. Hội đồng giám khảo gồm NSƯT Ánh Tuyết, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nhạc sĩ Trần Long Ẩn và tiến sĩ Văn Thị Mai Hương - giám đốc Nhạc viện TP.

MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar