08/04/2017 07:00 GMT+7

​Ba lựa chọn hành động quân sự của Mỹ với Triều Tiên

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã đệ trình lên tổng thống Trump các lựa chọn hành động ứng phó với chương trình hạt nhân của Triều Tiên trước cuộc gặp ông Tập.

Một phụ nữ đi qua màn hình ti vi đang phát bản tin về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên tại nhà ga xe lửa ở Seoul, Hàn Quốc ngày 5-4-2017 - Ảnh: AFP

Theo đài NBC, trong số các lựa chọn đó, đáng chú ý nhất là đề xuất đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ trở lại Hàn Quốc hoặc tiêu diệt nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Đây là những kế hoạch hành động nằm trong bản đánh giá cấp tốc về đối sách với CHDCND Triều Tiên được soạn thảo và đệ trình lên tổng thống Donald Trump trước khi ông có cuộc gặp thượng đỉnh với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần này.

Nhà Trắng hy vọng Trung Quốc sẽ hành động mạnh tay hơn để gây áp lực với Bình Nhưỡng thông qua chính sách ngoại giao và các biện pháp trừng phạt tăng cường.

Tuy nhiên nếu tất cả những nỗ lực đó thất bại, và nếu CHDCND Triều Tiên tiếp tục phát triển các loại vũ khí hạt nhân của họ, đó sẽ là những lựa chọn có thể làm thay đổi đáng kể chính sách của Mỹ với Bình Nhưỡng.

Đưa hạt nhân trở lại Hàn Quốc

Lựa chọn đầu tiên và cũng là gây tranh cãi nhiều nhất là việc đề xuất đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ trở lại Hàn Quốc.

Mỹ đã rút toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân của nước này khỏi Hàn Quốc từ 25 năm trước. Nếu các loại vũ khí này được đưa trở lại Hàn Quốc, có thể là đưa tới căn cứ không quân Osan nằm cách thủ đô Seoul hơn 50 dặm về phía nam, nó sẽ đánh dấu động thái điều động hạt nhân đầu tiên của Mỹ ra nước ngoài kể từ khi kết thúc giai đoạn Chiến tranh lạnh. Đương nhiên đây sẽ là động thái gây khiêu khích.

Một quan chức tình báo cấp cao liên quan tới bản đánh giá các lựa chọn quân sự này cho biết: “Chúng ta đã mất 20 năm ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt nhưng vẫn không thể ngăn cản chương trình phát triển vũ khí của CHDCND Triều Tiên”.

“Tôi không ủng hộ việc tiến hành cuộc chiến phủ đầu, tôi cũng không nghĩ rằng việc điều động vũ khí hạt nhân đem lại nhiều lợi ích hơn cho chúng ta so với những chi phí bỏ ra”. Tuy nhiên vị quan chức này nhấn mạnh nước Mỹ đang đối phó với một cuộc chiến trong tình thế hiện tại.

Vị quan chức bày tỏ nghi ngờ về việc các lợi ích Mỹ - Trung không đủ tương đồng để có thể hợp tác chặt chẽ trong việc tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề CHDCND Triều Tiên.

Hai nguồn tin quân sự cho biết các lãnh đạo lực lượng không quân Mỹ không thực sự ủng hộ lựa chọn đưa vũ khí hạt nhân trở lại Hàn Quốc. Họ đề nghị giải pháp thay thế là tiến hành các cuộc tấn công tầm xa bằng các loại máy bay ném bom chiến lược.

Theo đó giới chức không quân cho rằng có thể điều động các máy bay này tới huấn luyện và sử dụng tại đảo Guam, hoặc trên bán đảo Triều Tiên để biểu dương lực lượng.

Trong khi đó, ông Mark Lippert, cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc cho rằng, ý tưởng đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ trở lại Hàn Quốc ngày càng được nhiều người dân nước này ủng hộ.

Ông Mark Lippert nói: “Một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn 50% người dân ủng hộ điều này. Đó là vấn đề đang được thảo luận và ít nhất là lúc này dư luận ủng hộ nó đang tăng lên”.

Tuy nhiên ông Mark Lippert cho rằng đó là ý tưởng tồi, gây tổn hại tới mục tiêu của nước Mỹ về một vùng phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Tiêu diệt nhà lãnh đạo Triều Tiên

Đây cũng là một lựa chọn đối sách mà các cố vấn cho tổng thống Donald Trump trình lên. Ông Lippert cho rằng lựa chọn này có nhiều điểm bất lợi lớn.

Cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng dưới thời tổng thống Barack Obama này cho rằng: “Những cuộc thảo luận về thay đổi chính quyền và tiêu diệt sẽ gây những mối quan ngại lớn với phía Trung Quốc và theo đó họ sẽ hành động theo những hướng đối nghịch với những gì chúng ta muốn”.

Ông Stavridis, một cựu tư lệnh NATO cho rằng “xử tử luôn là một chiến lược hấp dẫn khi người ta đối mặt với một nhà lãnh đạo khó đoán và nguy hiểm. Tuy nhiên câu hỏi người ta phải đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra sau khi anh đã xử tử được rồi? Tôi nghĩ là ở CHDCND Triều Tiên, đó là điều hoàn toàn không thể biết”.

Ngấm ngầm can thiệp

Lựa chọn hành động thứ ba trong đối sách với CHDCND Triều Tiên của Mỹ là ngấm ngầm đưa các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ và Hàn Quốc vào CHDCND Triều Tiên để phá hoại hoặc loại bỏ các hạ tầng trọng yếu, chẳng hạn phá hỏng những cây cầu nhằm ngăn chặn đường lưu chuyển của các loại tên lửa di động.

Cơ quan tình báo trung ương (CIA) là đơn vị sẽ được giao nhiệm vụ giám sát thực thi nếu kế hoạch này được lựa chọn. Theo ông Stavridis, ông cảm thấy đó là “chiến lược tốt nhất” nếu Mỹ buộc phải có một lựa chọn hành động quân sự.

Ông Stavridis mô tả hành động này như “một sự kết hợp giữa các lực lượng đặc nhiệm với Hàn Quốc và đội ngũ tấn công mạng”.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên thông tin một số điểm mới liên quan đến kiều bào trong Luật Quốc tịch sửa đổi và chương trình Trại hè Việt Nam 2025 dành cho thanh, thiếu niên kiều bào.

Những thuận lợi cho kiều bào trong Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng Văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh, và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar