13/12/2020 08:29 GMT+7

Bà giáo của những học sinh đặc biệt

DUYÊN PHAN
DUYÊN PHAN

TTO - Hơn 20 năm qua, người dân ở khu vực Trường THCS Độc Lập (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã quen thuộc với dáng người nhỏ nhắn của một cụ bà lưng còng gạt nắng, đội mưa đến lớp dạy chữ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 1.

Phạm Quốc Đoàn (30 tuổi) từ Bình Dương lên theo học chương trình lớp 1 tại lớp của bà Thương

Bà là Hoàng Ngọc Thương, ngoài 80 tuổi.

Lớp học nằm trong chương trình phổ cập giáo dục của Trường THCS Độc Lập. Học sinh của bà có các hoàn cảnh đặc biệt khác nhau, có em chậm phát triển, có bé bán vé số ban ngày, có những trò đã ngoài 30 tuổi cũng đến để học chương trình lớp 1.

"Có hôm tôi bận việc nhờ cô khác dạy thay, sau giờ học có học trò đến tận nhà tìm gặp hỏi thăm cho bằng được. Cứ mỗi lần như thế tôi lại nghĩ sao mà mình bỏ lớp, bỏ trò được" - bà Thương chia sẻ.

Với tâm huyết dành cho việc trồng người và nỗi đau đáu về tương lai của các em nhỏ không có điều kiện học, bà đi vận động, ai cũng được, chỉ cần muốn học chữ bà đều nhận.

Với những học trò đặc biệt, bà Thương xác định việc dạy dỗ các em phải thật kiên nhẫn. Phải dựa vào tâm sinh lý của từng em để biết các em muốn gì, cần gì. Cũng vì thế bà luôn phải thay đổi hình thức tác động để thu hút sự chú ý của học trò.

Với bà Thương, học trò của mình như những vầng trăng khuyết và trách nhiệm của người lớn là phải làm cho các vầng trăng ấy đầy hơn, để các em bớt đi những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa.

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 2.

Bà Thương là em gái của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nên cũng có tâm hồn yêu văn chương như anh trai bà

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 3.

Với chiếc xe đạp cũ, bà len lỏi khắp các con hẻm vận động những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến trường

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 4.

Em Mỹ Phương ngày đi bán vé số, tối lại đến lớp học của bà Thương

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 5.

Dù đã 82 tuổi nhưng bà rất minh mẫn, tính cách mạnh mẽ pha chút hài hước của bà khiến ai nấy đều yêu quý

Bà giáo của những học sinh đặc biệt - Ảnh 6.

Khi đến lớp, bà luôn chuẩn bị những phần quà nhỏ để động viên tinh thần học trò của mình

Bà giáo về hưu sáng bán vé số, chiều gieo con chữ ở lớp học tình thương

TTO - Dù đã bước sang tuổi 72, hằng ngày “bà giáo” Nguyễn Thị Ba vẫn rong ruổi khắp các con phố ở TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bán từng tờ vé số, chiều về lại ghé lớp tình thương ở phường Phú Cường giúp học sinh nghèo học chữ.

DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar