04/09/2018 15:09 GMT+7

Bà già bán vé số

LÊ THỊ KIM NGÂN
LÊ THỊ KIM NGÂN

TTO - Một bà già bán vé số với đôi tay gầy guộc đang kéo lấy từng người đi ngang van xin họ mua giúp bà những tờ vé số trước bốn giờ rưỡi chiều. Bà vừa khóc, vừa năn nỉ người ta mua giúp bà.

Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng: những ông bà già với đôi tay run run, làn da nhăn nheo, đôi mắt đang dần kéo mây, cầm những tờ vé số đi mời từng người qua đường mua giúp họ trước bốn giờ rưỡi chiều, họ đều có con cái. 

Tại sao ở cái tuổi gần đất xa trời họ phải bươn chải như vậy?

Khi đó tôi học lớp 3. Tuổi lên tám tôi không được nuông chiều giống như các bạn cùng trang lứa. Tôi phải mang những túi nhựa nilông đựng các loại rau má, sữa đậu nành, mủ gòn đem ra chợ bán để kiếm tiền giúp mẹ; cái tuổi lên tám đã cho tôi biết được giá trị đồng tiền quý biết chừng nào.

Tôi dành những buổi không đi học ra chợ bán, mỗi túi như vậy ba ngàn, mỗi ngày tiền lời chừng hai mươi ngàn. Mẹ tôi đem ra chợ, lại mua thức ăn cho cả nhà, cứ thế tôi lớn lên. 

Ở tuổi đó, tôi vẫn muốn đi chơi hơn ở chợ, có đôi lần tôi vì ham chơi nên cãi lời mẹ không buôn bán, chỉ muốn ở nhà để đi chơi cùng mấy đứa bạn hàng xóm. Mẹ cũng để tôi chơi, mẹ đi bán thay tôi. Dù nghèo, tôi vẫn được tới trường.

Một ngày chủ nhật, khi trời buổi chiều vẫn trong veo như mật, tia nắng vẫn ngọt dịu dàng, tôi thấy một bà già bán vé số với đôi tay gầy guộc đang kéo lấy từng người đi ngang van xin họ mua giúp bà những tờ vé số trước bốn giờ rưỡi chiều. Bà vừa khóc, vừa năn nỉ người ta mua giúp bà.

Và khi khoảnh khắc giọng hát vui nhộn của ca sĩ vào bốn giờ rưỡi chiều vang lên: "Xổ số kiến thiết mang niềm vui đến cho mọi nhà...", tôi thấy trong đôi mắt bà có gì đó rơi ra. Bà khóc.

Buổi chiều, tôi xách cái thùng nhựa tròn và cái mâm đựng đồ bán còn dư đem về (do tôi ham chơi). Đồ bán còn dư khá nhiều, hôm nay tôi bán không được, tôi sợ mẹ mình la. 

Khi về tôi thấy mẹ đang cặm cụi vò quần áo cho tôi. Thấy đồ bán còn dư khá nhiều nhưng mẹ không hề la, mẹ còn đi vào bếp bới cho tôi chén cơm cùng cá lóc kho tiêu, tim tôi như vỡ òa.

Đó là khoảnh khắc tôi nhận ra rằng: những ông bà già với đôi tay run run, làn da nhăn nheo, đôi mắt đang dần kéo mây, cầm những tờ vé số đi mời từng người qua đường mua giúp họ trước bốn giờ rưỡi chiều, họ đều có con cái. 

Tại sao ở cái tuổi gần đất xa trời họ phải bươn chải như vậy? Sao làm con có thể để ba mẹ mình có cuộc sống như vậy lúc về già? Dẫu biết rằng có người con sẽ giàu, có người con sẽ khổ, nhưng cha mẹ nuôi mười con thì được, cớ sao mười con không nuôi được mẹ cha mình?

Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng dẫu tôi có nghèo có khổ, có đi làm công nhân với đồng lương ba cọc ba đồng tôi cũng vẫn không thể nào để ba mẹ mình phải đi bán vé số nhọc nhằn mưu sinh như vậy. Muốn vậy, tôi phải phấn đấu nhiều hơn nữa để chăm lo cho ba mẹ mình.

TTO - Trong cái nắng kỷ lục của miền Trung, ba tôi miệt mài khiêng từng khúc gỗ nặng trĩu trên vai. Nhìn vai áo ba ướt đẫm mồ hôi, giây phút ấy tôi đã khóc, không biết vì quá thương ba hay vì giận bản thân.

LÊ THỊ KIM NGÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: bà già vé số

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar