06/01/2014 05:45 GMT+7

Bà cụ 80 tuổi 40 năm dưới chân cầu thang chung cư

MAI HOA
MAI HOA

TT - Lô G chung cư Ngô Gia Tự (P.3, Q.10, TP.HCM) ngày cuối năm, hơn 100 hộ gia đình đã rời đi hết, để lại một khung cảnh hoang tàn.

Cuối hành lang lầu 2, bên cạnh nhà 208, một bà cụ đang lụi cụi nấu ăn trưa. Đó là cụ Trần Thị Bảy (80 tuổi, quê Vĩnh Long). Thấy có người tới, bà cụ giật nảy mình, run lẩy bẩy làm tô nui trên tay suýt rơi xuống đất. Từng tô, từng tô nui lõng bõng nước dùng ninh từ đầu gà, cổ gà được đàn cháu của bà hít hà, ăn ngon lành mặc cho muỗi chích, mặc cho mùi khét lẹt đang tỏa ra từ cái bếp dầu hôi mà bà nội chúng dùng để nấu ăn. Chúng đã quen với thứ mùi ấy từ khi sinh ra, còn bà nội chúng đã quen thuộc với cảnh này suốt 40 năm qua.

“Hồi đó, tui có hai thằng con trai đi bộ đội chiến đấu ở Campuchia, còn vợ chồng tui và bảy đứa con còn lại sống lang thang quanh khu vực này. Ông chủ tịch phường thương, sắp xếp cho nhà tui dọn về đầu hồi cầu thang này, dựng vách nhà lên ở tạm. Ai dè tui ở luôn tới giờ” - bà Bảy nói. “Nhà” của bà là một khoảng rộng chưa tới 2m, dài khoảng 3m, nép sát vào chân cầu thang, hiện là nơi sinh sống của 11 người, thuộc ba thế hệ nhà bà. Hai anh con trai khi đi bộ đội về lấy vợ, mỗi cặp vợ chồng ở một đầu nhà, nằm ngang thì không duỗi thẳng được chân, mà nằm dọc thì lại đụng vào chân nhà kia. Mấy đứa cháu leo lên cái gác nhỏ xíu phía trên học bài, còn bà ôm chiếc chăn mỏng ra hành lang nằm ngủ. Gặp ngày mưa gió, bà kéo tấm rèm xuống, co ro chờ trời sáng.

“Ở vậy riết rồi quen, không lẽ bắt vợ chồng con ra hành lang nằm, kỳ lắm. Gia đình khó khăn quá, tui lại ít chữ, mấy chục năm chỉ nghĩ tới chuyện kiếm sống thôi cũng đủ mệt nhoài, chuyện mua một căn nhà, xin việc cho con là bộ đội xuất ngũ, tui chẳng còn lúc nào mà nghĩ tới. Mấy đứa con gái cũng nghèo, lấy chồng rồi thuê nhà gần đây, thi thoảng vẫn cho con sang ăn cơm chung với ngoại...” - bà Bảy thở dài.

Suốt 40 năm, ngày ngày bà gánh từng đôi nước lên hai tầng lầu để dùng, vì là nhà tạm thì làm gì có đường ống nước. Tắm giặt thì chạy xuống nhà tắm dưới chợ, giá 5.000 đồng/lượt. Rồi tối tối chờ khu nhà đã đi ngủ hết, bà lại len lén xách xô nước thải của cả nhà ra cống đổ, bởi vệ sinh nhờ hàng xóm hoài cũng bất tiện.

Ông Phạm Chí Dũng (49 tuổi), sống cùng khu chung cư với bà Bảy, nói: “Bà Bảy tội nghiệp lắm, buổi chiều còn đi bán vé số ở quanh chợ, cứ ít bữa lại bị người ta giật vé, lừa đổi vé trúng. Con trai, con dâu đều là công nhân, thợ sơn, có dành dụm thêm bốn chục năm nữa chẳng biết có mua nổi căn nhà hay không”.

Trong lúc đó, bà Bảy vẫn lụi cụi nơi phía cuối hành lang, co rúm người mỗi khi nghe thấy tiếng đục đẽo, dỡ cửa vọng lại từ những nhà bên. Ước mơ không còn phải ngủ ở hành lang, cầu thang của bà cụ 80 tuổi liệu bao giờ trở thành hiện thực?

MAI HOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar