25/10/2020 08:01 GMT+7

Bà con rốn lũ Quảng Bình: 'Nhận quà như ri là có cái ăn rồi'

LAM GIANG - CÔNG DŨNG
LAM GIANG - CÔNG DŨNG

TTO - "Nhà bị lụt trôi hết, lại nghèo nữa nên chừ bà cháu tui nhận được phần quà như ri là có cái ăn rồi".

Bà con rốn lũ Quảng Bình: Nhận quà như ri là có cái ăn rồi - Ảnh 1.

Người dân ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình nhận hàng cứu trợ của bạn đọc báo Tuổi Trẻ - Ảnh: L.GIANG

Hôm qua (24-10), khi nước lụt vừa rút ngấp nghé bờ sông, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình thực hiện đợt cứu trợ đầu tiên với 1.100 suất hàng hóa thiết yếu và tiền mặt có tổng trị giá 440 triệu đồng đến đồng bào chịu lũ lụt nặng nề ở các xã An Thủy, Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy và Duy Ninh, An Ninh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Tại xã Duy Ninh, chị Nguyễn Thị Hoài ở thôn Hiển Vinh vừa nhận quà gồm: 10kg gạo, 1 lít nước mắm và 5 chai nước uống, bắt chuyện: "Nhà tui nước vô lút đầu, đẩy trôi hết toàn bộ thóc cất dự trữ...". 

Chị Lê Thị Thanh cũng ở thôn Hiển Vinh, vừa nói vừa ứa nước mắt: "Nhà tui vừa tích trữ được 15 tấn thóc vừa để ăn vừa buôn bán và chăn nuôi, nay trôi sạch trơn luôn rồi...". 

Ngoài số thóc bị trôi, nhà chị Thanh còn trôi toàn bộ đàn ngan đẻ trứng hơn 100 con, 2 con heo nái cũng chết. Chỉ sau trận lũ vừa rồi, nhà chị bắt đầu làm lại từ con số không.

Hai bà cháu Nguyễn Thị Ghi và Trần Hữu Hoàng (9 tuổi) cùng nhau đạp xe đi nhận hàng. Bà Ghi nói cha mẹ Hoàng đã bỏ đi từ lâu, để Hoàng lại cho bà chăm lo. 

"Nhà bị lụt trôi hết, lại nghèo nữa nên chừ bà cháu tui nhận được phần quà như ri là có cái ăn rồi". Hoàng không biết về lúa gạo trong nhà bà nội, nhưng cho biết sách vở đã bị trôi hết rồi.

Tại xã An Thủy, vùng xa trung tâm huyện, lại bị ngâm lụt sâu và lâu nhất, 100% hộ dân bị trôi và hư hỏng hết thóc gạo trong nhà. Cả lúa giống dành cho sản xuất vụ đông xuân 2020 - 2021 sắp tới cũng bị cuốn trôi và ngâm thối trong nước bạc đỏ ngầu. 

Khi thấy xe chở hàng của bạn đọc và báo Tuổi Trẻ đến, bà Nguyễn Thị Lý không giấu được niềm vui: "Mấy ngày nước chưa rút cả nhà chỉ ngồi nhai mì gói. Nay nước vừa rút có gạo với nước mắm và cả dầu ăn nữa thì nấu cơm ăn một bữa cho đã bụng"! 

Nhà bà Lý trôi mất hơn 2 tấn thóc, trong đó có một phần là thóc giống V6 đặc sản.

Xã Lộc Thủy nằm bên sông, dòng nước lũ đỏ au vẫn còn ì oạp vỗ vào lề đường. Chị Nguyễn Thị Thuyên sau khi nhận hàng xong, thổ lộ: "Có chừng này là dân nhà tui cũng ăn được mười ngày tới rồi, đỡ một phần lo". 

Chị kể nhà dự trữ được 1,5 tấn thóc, khi thấy nước dâng lên cũng tưởng cao lắm là lên chừng 1m như mọi năm nên chỉ chăm chăm lo vớt tủ lạnh, tivi, quay lại để vớt thóc thì bao đã nổi lều bều, bao thì trôi ra tận ngoài đường, muốn vớt cũng không nổi. Thấy thóc trôi nhưng cả nhà đành lo leo lên chỗ cao cứu thân mình đã...

Xã Lộc Thủy đã nghĩ ra "sáng kiến" để nhận hàng cứu trợ cho dân. Đó là xã thành lập các đội xung kích tình nguyện. Mỗi đội có 3-5 người với một xe ba gác được kéo bằng xe máy. Các đội sẽ căn cứ vào danh sách hộ có sẵn và nhận hàng, sau đó chịu trách nhiệm đưa về tận tay cho mỗi hộ. 

Ông Nguyễn Văn Hóa, chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thủy, nói cách làm này không cần phải tập trung người dân lại rồi ngồi chờ nhận hàng. 

"Chúng tôi sẽ kiểm soát lại số người nhận, số hàng nhận một cách thấu đáo... Nước lũ vừa rút, nhà nào cũng phải tập trung nhân lực rửa bùn, dọn rác, không thể để bà con phải đi nhận quà rồi để bùn bị khô, khó rửa" - ông Hóa chia sẻ.

Ông Hóa cho biết Lộc Thủy cũng là vùng sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy.

"Là vùng sản xuất lúa mà nay phải nhận gạo cứu trợ để ăn là buồn lắm. Nhưng còn may là được cứu trợ kịp thời gạo để bà con có cái mà ăn trước mắt đã, lâu dài tính sau" - ông Hóa bộc bạch.

Trận lũ lụt lịch sử này gần như đã "vét" ra sông Kiến Giang toàn bộ cái ăn, giống má sản xuất của cả xã.

"Nông dân thì cần giống lúa, rau màu, vật nuôi mà bây chừ trắng tay, mất cả rồi... Sau ni mà dân được hỗ trợ cho con heo, con bò, hạt giống các loại thì tốt quá đi" - ông Hóa thổ lộ.

Quà của bạn đọc sẽ đến vùng lũ nhanh nhất

TTO - Đó là niềm tin của những bạn đọc, các đơn vị, doanh nghiệp đã gửi những đóng góp quý báu đến Tuổi Trẻ trong ngày 22-10.

LAM GIANG - CÔNG DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất không công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, chờ đợi trong dè dặt?

Hà Nội đang đề xuất thí điểm không cần công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất trong các dự án bất động sản.

Đề xuất không công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, chờ đợi trong dè dặt?

Vụ 'hố tử thần' mọc trong resort 5 sao Hội An: Yêu cầu chủ công trình khắc phục

Sau khi tiếp nhận phản ánh của chủ resort 5 sao về việc công trình xây dựng bên cạnh thi công gây hư hại nhiều hạng mục lưu trú, chính quyền ở Hội An đã cho kiểm tra, yêu cầu có giải pháp kè chắn an toàn để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Vụ 'hố tử thần' mọc trong resort 5 sao Hội An: Yêu cầu chủ công trình khắc phục

Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?'

'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?' - hai vợ chồng hét lên ầm ĩ. Rồi họ tiếp tục văng tục.

Người bán chiếm vỉa hè còn đuổi: 'Không mua thì biến, chỗ người ta bán hàng, ai cho đứng?'

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Cô gái đứng ở vỉa hè bị đuổi vì 'đứng vào chỗ bán hàng'; Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường

Bà bán trà đá đuổi cô gái đứng vào chỗ bán hàng; Cấm dùng điện thoại trong trường… là thông tin được nhiều bạn đọc phản hồi tuần qua.

Cô gái đứng ở vỉa hè bị đuổi vì 'đứng vào chỗ bán hàng'; Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar