07/04/2020 11:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

'ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Chiếc máy 'ATM gạo' kỳ lạ được đặt tại địa chỉ 204 B đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TP.HCM và hoạt động 24/24 giúp người lao động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19.

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 1.

Nhân viên hỗ trợ người dân nhận gạo từ "ATM gạo" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Máy "ATM gạo" gồm một bồn chứa gạo được đặt trên mái nhà và hệ thống ống dẫn. "Trụ máy" đặt trên vỉa hè kết nối với một nút ấn thông minh, khi người dân ấn vào gạo sẽ chảy ra. Lượng gạo "rút" ra mỗi lần khoảng 1,5kg, bên cạnh có sẵn bao nilông để người đến lấy đựng gạo.

Một tay bế con, một tay ôm bọc gạo vừa được nhận, chị V. (bán vé số) cho biết những ngày gần đây gia đình gặp nhiều khó khăn do chị phải nghỉ bán. Chồng làm thợ hồ cũng bữa làm bữa nghỉ nên cả nhà bốn miệng ăn sống lay lắt qua ngày.

"Bữa nay buồn quá ẵm con đi ra đường thì gặp điểm phát gạo này. Số gạo được nhận cũng giúp gia đình tôi đỡ khó khăn phần nào", chị V. chia sẻ.

Anh Hoàng Tuấn Anh, chủ nhân chiếc máy "ATM gạo", cho biết có nhiều người làm từ thiện trong mùa dịch, nhưng thấy người dân tụ tập đông dễ lây lan dịch bệnh, bản thân làm mảng nhà thông minh, khóa điện tử nên anh nghĩ ra chiếc máy phát gạo.

"Chiếc máy hoạt động 24/24 nên nếu đông quá người dân có thể giãn ra rồi quay lại nhận sau không sợ hết. Khi làm máy, đang dịch COVID-19, trang thiết bị thiếu do các cửa hàng nghỉ, nên tôi cho anh em công ty gỡ tạm máy thử khóa để làm", anh Tuấn Anh nói.

Anh Tuấn Anh chia sẻ thêm mỗi ngày "bên anh" bỏ tiền ra mua và phát 500kg gạo. Anh cử 3 người trực 24/24 để hướng dẫn và phục vụ người dân. Với những người khá giả, nhân viên trực sẽ từ chối để dành cho người khó khăn thật sự.

Anh hi vọng có thêm sự hỗ trợ từ xã hội để phát triển hệ thống máy, giúp người dân khó khăn cả mùa dịch và cả sau này.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại điểm phát gạo có các nhân viên trực để hỗ trợ người dân. Người dân đến nhận gạo được xếp đứng vào các ô cách nhau 2m để đảm bảo an toàn.

Một số người dân đi ngang thấy cũng đem gạo tới ủng hộ thêm, giải tỏa bớt nỗi lo về nguồn gạo phát cho người dân.

"Nhà tôi gần đây, thấy việc làm ý nghĩa nên tôi chở qua 100kg gạo ủng hộ. Mình giúp người khó khăn mà có gì đâu, một miếng khi đói bằng một gói khi no", chị Trần Nguyễn Ngọc Diễm, ngụ quận Tân Phú, bày tỏ.

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 3.

Người dân được sắp xếp đứng cách nhau 2m theo quy định - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 4.

Người dân ấn nút nhận gạo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 5.

Chiếc máy phát gạo nằm trên đường Vườn Lài, quận Tân Phú - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 6.

Thêm gạo vào bồn chứa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 7.

Gạo được người dân mang đến ủng hộ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 8.

Gạo được phát là loại gạo ngon - Ảnh: QUANGD ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 9.

Người dân rửa tay trước khi nhận gạo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

ATM gạo’ ở Tân Phú tuôn trào nhân ái Sài Gòn 24/24 - Ảnh 10.

Anh Hoàng Tuấn Anh, chủ nhân chiếc máy, trao gạo cho người dân - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người bán vé số dạo bật khóc khi nhận gạo tiếp tế

TTO - Trước việc phải tạm ngưng bán vé số từ 1-4 để phục vụ chống dịch, nhiều người bán vé số phải đối diện với những ngày không có thu nhập, cuộc sống càng khó khăn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar