14/03/2021 15:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

AstraZeneca không cung ứng kịp vắc xin cho Liên minh châu Âu

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Hãng dược AstraZeneca của Anh ngày 13-3 thông báo không cung ứng kịp các lô hàng vắc xin theo kế hoạch tới các nước trong Liên minh châu Âu (EU), gây khó khăn cho nỗ lực tiêm chủng của toàn khối EU.

AstraZeneca không cung ứng kịp vắc xin cho Liên minh châu Âu - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin AstraZeneca ở Pháp vào tháng 2-2021 - Ảnh: REUTERS

AstraZeneca bắt đầu cung cấp vắc xin cho EU vào tháng 2 và đặt mục tiêu cung cấp 100 triệu liều trong nửa đầu năm 2021. Trong đó, 30 triệu liều sẽ được giao trong quý đầu tiên của năm.

Nguyên do chậm trễ

Theo Hãng tin AFP, AstraZeneca cho biết các vấn đề về sản xuất và các hạn chế xuất khẩu là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt. Trước đó, AstraZeneca cũng đã cảnh báo chuỗi cung ứng ở châu Âu của họ đang gặp vấn đề do "sản lượng thấp hơn dự kiến".

"Thật không may, các hạn chế xuất khẩu sẽ làm giảm lượng giao hàng trong quý đầu tiên và có khả năng ảnh hưởng tới quý thứ hai", AstraZeneca thông báo vào ngày 13-3. Hãng dược cho biết họ đang "hợp tác với Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên để giải quyết các thách thức về nguồn cung".

Theo báo Financial Times, việc AstraZeneca chật vật trong chuyện cung ứng vắc xin cho EU một phần là do những nhà máy sản xuất của hãng ở châu Âu tới nay vẫn chưa sản xuất được.

Nhà máy Halix ở Hà Lan vẫn chưa được chấp thuận cung cấp vắc xin theo quy định của EU, dù nhà máy đã được nêu tên trong thỏa thuận ký giữa AstraZeneca và Ủy ban châu Âu hồi tháng 8 năm ngoái.

Các quan chức EU cho biết AstraZeneca vẫn chưa cung cấp đủ dữ liệu. Trong khi hãng dược thì nói việc phê duyệt vẫn "đúng tiến độ".

Tóm lại, Nhà máy Halix đã sản xuất vắc xin nhưng chưa được phép cung cấp ở EU, còn nhà máy khác của AstraZeneca là Seneffe tọa lạc ở Bỉ phải vật lộn với sản lượng thấp hơn mong đợi.

Rắc rối ở các nhà máy đặt ra những câu hỏi về hợp đồng của AstraZeneca với EU cũng như sự giám sát của khối.

Khó khăn chồng chất

Hình ảnh của Hãng dược AstraZeneca đã bị tổn hại khi một số quốc gia đình chỉ việc tiêm vắc xin của hãng vì lo ngại tình trạng máu đông, dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói không có lý do gì để ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca.

Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã tạm ngưng tiêm vắc xin của hãng để điều tra thêm. Một số quan chức Ấn Độ ngày 13-3 cho biết họ sẽ xem xét kỹ lưỡng về các tác dụng phụ sau tiêm vào tuần tới.

Bản thân AstraZeneca cũng nhấn mạnh vắc xin của họ là an toàn và "không có bằng chứng" về nguy cơ gây đông máu.

Trong khi đó, một vấn đề khác nổ ra: Áo, Cộng hòa Czech, Slovenia, Bulgaria và Latvia đã kêu gọi EU thảo luận về việc phân phối vắc xin đồng đều, bình đẳng.

Theo các nước nói trên, nếu tiếp diễn tình trạng hiện tại sẽ tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia thành viên vào mùa hè này. Điều này sẽ khiến một số nước sớm tạo được miễn dịch cộng đồng, trong khi một số khác tụt lại phía sau.

Dừng tiêm vắc xin AstraZeneca: Châu Âu quá thận trọng?

TTO - Dù chưa đủ chứng cứ khoa học để khẳng định có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc xin và biến chứng gây đông máu, nhiều nước châu Âu đã tạm dừng toàn bộ hoặc một phần chương trình tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca để điều tra thêm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Các nghị sĩ Ukraine chỉ trích Mỹ không ưu tiên Kiev, cho rằng điều này giúp Nga đạt bước tiến trên chiến trường.

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar