01/09/2019 06:05 GMT+7

Áp thấp sắp thành bão cách Hoàng Sa 740km, những thành phố nào có thể ngập lụt?

TTDBKTTVQG
TTDBKTTVQG

TTO - Đến 1h ngày 2-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Áp thấp sắp thành bão cách Hoàng Sa 740km, những thành phố nào có thể ngập lụt? - Ảnh 1.

Hồi 1h ngày 1-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 9.

Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 1h ngày 2-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Đông kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Áp thấp sắp thành bão cách Hoàng Sa 740km, những thành phố nào có thể ngập lụt? - Ảnh 2.

Ảnh dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới - Nguồn: TT DBKTTV QG

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Đến 1h ngày 3-9, vị trí tâm bão ngay trên khu vực phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/h), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 đến 48 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km.

Hiện nay, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rađa cho thấy mây đối lưu xu hướng tiếp tục phát triển và gây mưa rào và dông cho một quận nội thành Hà Nội như Đống Đa, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy.

Trong những giờ tới, vùng mây đối lưu này sẽ tiếp tục gây mưa rào và dông cho hầu hết các quận nội thành Hà Nội và các vùng lân cận. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa tính từ 7h ngày 31-8 đến 1h ngày 1-9 phổ biến 30-70mm. Một số nơi có lượng mưa lớn hơn như: Sơn Tây (Hà Nội) 121mm, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 145mm,…

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Trung Bộ nên trong ngày và đêm nay ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24 giờ), riêng các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rất to (lượng mưa 70-150mm/24 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh báo: Từ ngày 2 đến 6-9, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt).

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Nguy cơ ngập lụt cao tại các huyện/thành phố: Tp. Hạ Long, TP Cẩm Phả, Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), TP Hòa Bình, TP Hà Nội, TP Hưng Yên, TP Thái Bình, TP Nam Định.

TTDBKTTVQG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar