16/01/2017 17:38 GMT+7

Áo trễ vai, hở rốn, trẻ bây giờ ăn mặc như người lớn

LÊ ĐINH
LÊ ĐINH

TTO - Áo trễ vai, hở rốn, áo quây ngang ngực, váy cắt xẻ táo bạo, tóc nhuộm, uốn, đeo phụ kiện, túi xách... là những trang phục mà một số trẻ em diện trên người theo phong cách quyến rũ, “sang chảnh” của người lớn.

Một số ý kiến cho rằng những trang phục cập nhật những xu hướng thời trang mới thì dù là trẻ em hay người lớn mặc vẫn đẹp, vẫn xinh, phá cách và cập nhật theo thời đại.

“Trang phục thì không quyết định hay nói lên điều gì về tính cách của trẻ em. Miễn bé mặc đẹp, mọi người nhìn thấy đẹp là được. Các mẹ không nên quá khắt khe với những cách phối đồ hiện đại của những người mẹ trẻ”, chị Lê Thiên Ân (25 tuổi) nói.

Cả lớp trải nghiệm lao động, bé xách giỏ hồng đứng nhìn

Chị M.T (32 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM) là một giáo viên mầm non. Chị kể từng gặp trường hợp một bé gái được mẹ uốn và móc lai tóc khi mới ba tuổi. Bé thường được đặt may và diện trang phục đôi với mẹ. Trong đó, đa phần là các trang phục cắt xẻ “không tiếc vải”, nhiều áo cúp ngực, trễ nải mang hơi hướng “sexy”, mát mẻ.

Khi ra đường, ai cũng khen bé mới ba tuổi mà mặc đẹp như diễn viên, ca sĩ, người mẫu, lớn lên sẽ làm hoa hậu. Cô bé được khen thì thích lắm. Mẹ đi làm mặc gì, con đi học cũng na ná như thế.

Tới một ngày, trường mầm non cho đi dã ngoại , tất cả các bé phải mặc đồng phục xanh da trời thì bé khóc lóc, giãy nảy, không chịu đi vì đồng phục không đẹp. Mẹ cô bé phải để đồng phục vào ba lô và dặn cô T. dỗ bé mặc đồng phục hộ.

Tuy nhiên, kết quả là một mình bé mặc đầm xẻ tà màu đen giữa bao nhiêu bộ đồng phục xanh da trời của các bạn.

Một vài phụ huynh đi dã ngoại chung với các bé cũng thắc mắc với cô giáo T. là tại  sao trong lớp học lại lẻ loi một cô bé chưng diện trẻ không ra trẻ, già không ra già như vậy.

Trong chuyến dã ngoại, các bạn đều thay đồ công nhân, đội mũ, kính bảo hộ và găng tay để cùng nhau trải nghiệm một ngày lao động thì cô bé cũng không chịu mặc bộ quần áo rộng màu cam kia, không chịu găng tay để tập trồng cây mà chỉ xách chiếc giỏ màu hồng đứng nhìn.

“Căn bản là chiếc váy ôm sát cũng không co giãn thoải mái để bé vận động nên nhóm giáo viên phải tách ra hẳn một người để trông bé”, chị T. cho biết.

“Tôi rất ngại vì đây là ý muốn của phụ huynh và bé dù nhà trường đã quy định là mặc đồng phục để giáo viên dễ quản lý các em ở những nơi công cộng.

Một vài phụ huynh đã tỏ ý không đồng tình, họ nói tôi cần phải góp ý trực tiếp với mẹ bé vì trẻ em đi học mà chưng diện nhiều trang sức và ăn mặc sành điệu quá như vậy không đúng tuổi, nhìn già hẳn và mất đi nét ngây thơ, hồn nhiên.

Tuy nhiên, tôi không thể làm điều này nữa vì trước đây tôi đã phân tích cho phụ huynh rồi”, chị T chia sẻ.

Bé không lo học mà còn có thể gặp kẻ ác

Chị Lý Minh Phượng (42 tuổi, Q.3) là một giáo viên mầm non gần 20 năm nay. Chị cho biết một số bé gái đến lớp được mặc quần áo khá sành điệu như người lớn, bé thì thấp mà váy xẻ tà thì quá cao, thay vì balo đồng phục của trường thì thay bằng túi xách của người lớn phiên bản nhỏ, có kính đen, tóc được móc lai vài cọng và đeo vòng vàng khá nhiều.

Thay vì tập trung vào các hướng dẫn của cô giáo để cùng học, cùng chơi, cùng múa hát, bé lại để ý nhiều hơn đến những món đồ có trên người, chút chút lại kéo áo, lâu lâu lại chỉnh váy, tí lại ngắm nghía nhẫn vòng.

Nói về chuyện tóc tai sành điệu, chị Phượng kể về trường hợp một bé trai được phụ huynh móc lai cho vài sợi nâu nâu trên chỏm tóc được uốn xoăn ở đỉnh đầu, xung quanh cạo trọc lốc. Sáng đi học, bé được vuốt keo tạo nếp như một quý ông. Đến lớp bé làm gì cũng khiên cưỡng, không dám nằm ngủ vì sợ hỏng tóc.

Còn một bé gái khác được phụ huynh đính vào chân tóc một vài chùm tóc nhỏ màu nâu, giả móc lai. Trong khi chơi đùa bị tuột ra. Hậu quả là bé tranh cãi và cào xước mặt một bạn trong lớp vì giật đứt tóc đẹp của mình.

“Tôi không có ý kiến về việc phụ huynh cho con em mặc quần áo gì. Tuy nhiên, khi họp phụ huynh, tôi có nhắc khéo trường hợp nhiều bé được cha mẹ chưng diện quá, lại đeo nhiều trang sức đắt tiền nên phần nào khiến trẻ tự ý thức được bản thân cao hơn so với bạn bè trong lớp, sinh ra một số thái độ có phần kiêu căng hơn.

Ngoài ra, tôi cũng có nhắc đến các trường hợp trẻ đã từng bị kẻ xấu bắt cóc để lấy trang sức đắt tiền trên người hoặc gây ra tội ác khác. Mong là các phụ huynh hiểu được ý của giáo viên chúng tôi”, chị Phượng chia sẻ

Bên cạnh đó, trong quá trình vận động, chơi đùa ngoài sân, nhiều trang sức nhỏ như khuyên tai, nhẫn hay dây chuyền có thể bị đứt, tuột ra mà trẻ không hay biết. Điều này cũng nhiều lần gây khó khăn cho các cô giữ trẻ và Ban giám hiệu nhà trường. 

Theo bạn, cách ăn mặc của trẻ em có phải là điều đáng quan tâm không, có nên cần một số chuẩn mực hay nên thoải mái không cần quá bận tâm? 
LÊ ĐINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn tuyển sinh đại học. Có một số quy định mới trong xét tuyển mà các trường đại học phải thực hiện, thí sinh cần lưu ý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar