15/09/2020 20:30 GMT+7

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Đây là lần thứ 12 giải thưởng Nhiếp ảnh gia thiên văn của năm được Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich (Anh) tổ chức, đem đến cho người xem nhiều góc nhìn mới lạ về vũ trụ.

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 1.

Bức ảnh "Thiên hà Tiên nữ trong tay" giành giải thưởng ảnh đẹp nhất năm. Tác phẩm này của nhiếp ảnh gia Nicolas Lefaudeux (Pháp)

Giải thưởng cao nhất năm nay thuộc về bức ảnh "Thiên hà Tiên nữ trong tay" của Nicolas Lefaudeux. Ông Ed Robinson - một trong những giám khảo cuộc thi - cho biết thiên hà Tiên nữ (Andromeda) thường ở rất xa so với Trái đất, nhưng bức ảnh này giúp người xem có cảm giác thiên hà như ở ngay trước mặt.

Ngoài giải thưởng ảnh đẹp nhất năm, ban tổ chức còn bình chọn những tác phẩm thắng cuộc các hạng mục như ảnh thiên hà, ảnh Mặt trăng, ảnh sao chổi và tiểu hành tinh, ảnh Mặt trời…

Theo đại diện ban tổ chức - tiến sĩ Emily Drabek-Maunder, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu diễn biến phức tạp, gây nhiều trở ngại cho các nhiếp ảnh gia tác nghiệp. 

"Dù vậy, các tác phẩm năm nay đã vượt ngoài kỳ vọng của chúng tôi về cả số lượng lẫn chất lượng", Emily Drabek-Maunder nói. Theo Forbes, năm nay hơn 5.200 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia từ 70 quốc gia khắp thế giới được gửi về tranh tài.

Dưới đây là một số tác phẩm đoạt giải cao trong cuộc thi:

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 2.

Bức ảnh "Bốn hành tinh và Mặt trăng". Người ghi lại các hành tinh và vệ tinh này chung một khung hình là Alice Fock Hang, cậu bé năm nay chỉ mới 11 tuổi. Em giành giải thưởng Nhiếp ảnh gia trẻ tuổi nhất - Ảnh: Alice Fock Hang

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 3.

Nhiếp ảnh gia Nicholas Roemmelt thắng giải ở hạng mục Cực quang chụp tại Bắc Cực. Những vầng sáng trên trời trông giống như một người đang khiêu vũ - Ảnh: Nicholas Roemmelt

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 4.

Tác phẩm ghi lại hình ảnh trung tâm của tinh vân California (NGC 1499). Vùng này giàu năng lượng, hiện lên như những cơn sóng khổng lồ. Tác phẩm của Bence Toth đoạt giải Nhiếp ảnh gia mới vào nghề - Ảnh: Bence Toth

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 5.

Chiến thắng hạng mục Mặt trăng là tác giả Alain Pailou với bức ảnh ghi lại miệng núi lửa Tycho. Nhiếp ảnh gia đã kết hợp một bức ảnh đen trắng và một bức ảnh màu để cho ra tác phẩm - Ảnh: Alain Pailou

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 6.

Nhiếp ảnh gia Alexandra Hart giành giải nhất hạng mục Mặt trời. Tác phẩm tên "Ánh dương lỏng" này chụp lại bề mặt Mặt trời, trông giống như những viên gạch lát đường tuyệt đẹp - Ảnh: Alexandra Hart

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 7.

Tác phẩm “Cây cô đơn” giành giải nhì hạng mục Cực quang. Bức ảnh của Tom Archer làm hiện lên một cây thông lẻ loi dưới nền sáng cực quang ở vùng Bắc Âu - Ảnh: Tom Archer

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 8.

Tác phẩm "Nhà tù công nghệ" giành giải nhất hạng mục Con người và không gian. Nhiếp ảnh gia Rafael Schmall đã khéo léo ghi lại khoảnh khắc ngôi sao Albireo nằm sau đường chuyển động của các vệ tinh, tạo cảm giác như ngôi sao này đang bị "giam giữ" phía sau song sắt - Ảnh: Rafael Schmall

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 9.

Bức ảnh thắng giải hạng mục Sao và tinh vân là của nhiếp ảnh gia Peter Ward. Tinh vân của ngôi sao NGC3576 hiện lên như một chú phượng hoàng lửa trong truyền thuyết - Ảnh: Peter Ward

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 10.

Bức ảnh đoạt giải khuyến khích hạng mục Con người và không gian. Ảnh do Yang Sutie chụp tại một fio (vịnh hẹp) ở Na Uy - Ảnh: Yang Sutie

Ảnh vũ trụ tuyệt đẹp thắng giải thiên văn năm 2020 - Ảnh 11.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc Mặt trăng và sao Mộc trong cùng một khung hình đã giành giải nhất mục Hành tinh, sao chổi và tiểu hành tinh. Đây là ảnh của nhiếp ảnh gia Lukasz Sujka người Ba Lan - Ảnh: Lukasz Sujka

Siêu trăng kỳ ảo trong bộ ảnh thiên văn ấn tượng tháng 3

TTO - Tháng 3 khép lại với nhiều sự kiện thiên văn quan trọng như xuân phân, siêu trăng cuối cùng năm 2019, chuyến bay lịch sử của SpaceX…

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar