Anh h\u00f9ng x\u1ea1 \u0111i\u00eau ph\u00e1t s\u00f3ng tr\u00ean HTV7, nh\u00e0 "Kim Dung h\u1ecdc" V\u0169 \u0110\u1ee9c Sao Bi\u1ec3n \u0111\u00e3 gi\u1edbi thi\u1ec7u nh\u1eefng c\u1ea3m nh\u1eadn b\u01b0\u1edbc \u0111\u1ea7u c\u1ee7a \u00f4ng \u0111\u1ed1i v\u1edbi m\u1ed9t t\u00e1c ph\u1ea9m l\u1edbn c\u1ee7a Kim Dung \u0111\u01b0\u1ee3c c\u00e1c nh\u00e0 \u0111i\u1ec7n \u1ea3nh Trung Qu\u1ed1c \u0111\u01b0a l\u00ean m\u00e0n \u1ea3nh." />
24/09/2003 08:16 GMT+7

"Anh hùng xạ điêu xem thật sướng mắt"

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
VŨ ĐỨC SAO BIỂN

TT (TP.HCM) - Chia sẻ cùng đông đảo khán giả yêu thích bộ phim Trung Quốc 42 tập Anh hùng xạ điêu phát sóng trên HTV7, nhà "Kim Dung học" Vũ Đức Sao Biển đã giới thiệu những cảm nhận bước đầu của ông đối với một tác phẩm lớn của Kim Dung được các nhà điện ảnh Trung Quốc đưa lên màn ảnh.

Phóng to

Quách Tĩnh, Hoàng Dung trong phim

TT (TP.HCM) - Chia sẻ cùng đông đảo khán giả yêu thích bộ phim Trung Quốc 42 tập Anh hùng xạ điêu phát sóng trên HTV7, nhà "Kim Dung học" Vũ Đức Sao Biển đã giới thiệu những cảm nhận bước đầu của ông đối với một tác phẩm lớn của Kim Dung được các nhà điện ảnh Trung Quốc đưa lên màn ảnh.

Trước hết, tôi xin thú thật rằng dù là một người chuyên viết về Kim Dung, bình những tác phẩm và nhân vật trong tác phẩm của ông, tôi vẫn không thích xem phim nào do Hong Kong dựng từ những tác phẩm đó.

Dàn diễn viên trẻ đẹp của Hong Kong mà nhiều người vẫn ưa thích và hầu như được giới thiệu khá nhiều trên một số tờ báo của chúng ta đã diễn sên sến thế nào ấy những vai Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Lệnh Hồ Xung, Doanh Doanh, Kiều Phong, A Tử...

Phóng to
Chu Thông đang lật tẩy những trò ảo thuật của Cừu Thiên Lý cho Hoàng Dung, Quách Tĩnh
Kịch bản phim của Hong Kong lại cắt xén một số tình huống và thậm chí có những kết thúc khác hẳn tiểu thuyết của Kim Dung... Thế nhưng, sau khi được xem một vài tập của Xạ điêu anh hùng truyện - một siêu phẩm của Kim Dung - được các nhà điện ảnh Trung Quốc đại lục dựng thành phim, suy nghĩ về phim võ hiệp của tôi thay đổi hẳn.

Kim Dung viết tiểu thuyết theo cách chương hồi, một phong cách tiểu thuyết truyền thống có từ thời Minh - Thanh. Kịch bản điện ảnh của các nhà làm phim Trung Quốc bám rất sát các chương hồi của tiểu thuyết khiến người xem dễ tái hiện các tình huống tiểu thuyết đã đọc.

Tiếp theo, các nhà làm phim Trung Quốc đã dàn được những đại cảnh thật hoành tráng khiến Anh hùng xạ điêu có được một sức sống mãnh liệt ngay từ đầu.

Những đại cảnh quân Kim (tiền thân của nhà Thanh sau này) tấn công vào Trung Quốc, Thành Cát Tư Hãn đối đầu với Tang Côn và Trác Mộc Hợp để thống nhất các lực lượng Mông Cổ, hàng ngàn vó ngựa và con người chiến đấu trên thảo nguyên xem thật sướng mắt.

Trong những tiểu cảnh, các nhà làm phim đã khắc họa được rõ nét tính cách của các nhân vật: phong cách anh hùng của Thành Cát Tư Hãn, vẻ chơn chất mộc mạc của Quách Tĩnh, nét hồn nhiên lanh lợi của Hoàng Dung, nét ngây thơ của Hoa Tranh công chúa, tính lưu manh của Dương Khang, mối tình si của Mục Niệm Từ...

Việc chọn lựa tài tử thủ vai các nhân vật khá kỹ và cách diễn của họ cũng rất cao cường.

Phóng to

mười ngón tay của Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo

Những điểm nhấn của phim có lẽ làm nhiều bạn xem HTV7 thích thú: mười ngón tay của Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo, Hoàng Dung gọi 12 món thức ăn mà không ăn miếng nào để “đo” tấm lòng của Quách Tĩnh...

Kỹ xảo, kỹ thuật điện ảnh đã được sử dụng tối đa để diễn tả những đoạn chiến đấu bằng quyền cước, nội công, vũ khí, khinh công.

Giá trị của bộ phim càng được nâng cao hơn lên với nhạc nền, kỹ thuật thu thanh và lồng tiếng. Ngoài ca khúc chủ đề viết với giai điệu hiện đại, nhạc Mông Cổ ra nhạc Mông Cổ, nhạc truyền thống Trung Quốc ra nhạc truyền thống Trung Quốc...

Năm 1995, Kim Dung được mời về diễn thuyết tại Đại học Bắc Kinh, 12 bộ tiểu thuyết của ông được in lại tại đại lục và ông được công nhận là một trong 10 nhà văn Trung Quốc có tác phẩm để đời.

Bộ phim Anh hùngxđiêu - được các nhà làm phim đại lục dựng từ tiểu thuyết của ông - có lẽ sẽ mở đường cho hàng chục bộ phim khác.

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar