10/01/2020 14:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ảnh cháy rừng như hỏa ngục ở Úc khiến dân mạng xôn xao: ảnh vệ tinh hay ảnh giả?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh được cho là chụp từ vệ tinh về tình trạng cháy rừng ở Úc. Tuy nhiên, kiểm chứng cho thấy đây không phải là ảnh vệ tinh. Vậy đây là ảnh giả?

Ảnh cháy rừng như hỏa ngục ở Úc khiến dân mạng xôn xao: ảnh vệ tinh hay ảnh giả? - Ảnh 1.

Nhiều người dùng mạng tuyên bố đây là ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy cháy rừng ở Úc - Anthony Hearsey

Những ngày qua, một "bức ảnh" được cho là cháy rừng ở Úc đã được chia sẻ hàng ngàn lần trong nhiều bài đăng trên Facebook, Twitter và Instagram. Nhiều người tuyên bố đây là "bức ảnh" cho thấy tình trạng cháy rừng khủng khiếp ở Úc được chụp từ vệ tinh của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA).

"Bức ảnh" cho thấy những đốm lửa sáng nằm rải rác khắp nước Úc, nhìn vào chẳng khác gì một hỏa ngục.

Giữa bối cảnh nhiều người thương vong, hơn 1 tỉ con vật chết (theo ước tính không chính thức mới nhất đăng trên kênh NBC News) và nhà cửa người dân bị lửa nuốt chửng ở Úc, "bức ảnh" này rõ ràng khiến nhiều người bức xúc và đăng tải lại. Ngay cả nữ ca sĩ nổi tiếng Rihanna cũng chia sẻ "bức ảnh" này.

Tuy nhiên, trang Fact Check (Kiểm tra sự thật) của Hãng tin AFP mới đây đã vào cuộc làm rõ vấn đề: Đây không phải là ảnh chụp từ vệ tinh.

Chủ nhân của tác phẩm này là ông Anthony Hearsey, một nhiếp ảnh gia ở thành phố Brisbane, bang Queensland của Úc.

Trao đổi với Hãng tin AFP, Anthony Hearsey cho biết ông đã tạo ra bản đồ cháy rừng này hôm 5-1, sử dụng dữ liệu từ Hệ thống thông tin hỏa hoạn dành cho quản lý tài nguyên (FIRMS) của NASA.

Trên Facebook, ông Hearsey cũng giải thích: "Đây là sự hình dung 3D (3 chiều) về các đám cháy ở Úc. Đây KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BỨC ẢNH (chụp từ vệ tinh NASA). Hãy xem đây như một bản đồ, một mẩu nghệ thuật, được tạo ra từ dữ liệu của FIRMS từ ngày 5-12-2019 tới 5-1-2020. Đây là tất cả những khu vực bị ảnh hưởng do cháy rừng".

Ảnh cháy rừng như hỏa ngục ở Úc khiến dân mạng xôn xao: ảnh vệ tinh hay ảnh giả? - Ảnh 2.

Nữ ca sĩ Rihanna chia sẻ bức ảnh với mô tả ngắn gọn: "Tàn phá" - Ảnh chụp màn hình

Sau khi biết đây không phải là ảnh chụp từ vệ tinh, một số người tuyên bố đây là ảnh giả. Tuy nhiên, ông Anthony Hearsey khẳng định đây không phải là ảnh giả. Ông nói rằng vấn đề nằm ở chỗ nhiều người đã lấy cắp bức ảnh của ông, rồi chia sẻ lên mạng xã hội và tuyên bố đây là ảnh vệ tinh.

Anthony Hearsey nói rằng ý định của ông chỉ là để mọi người hình dung được bao nhiêu khu vực của Úc đã hứng chịu các đám cháy. Ông sử dụng dữ liệu từ ngày 5-12-2019 tới ngày 5-1-2020 không phải để cho thấy bao nhiêu khu vực đang diễn ra cháy rừng, mà là bao nhiêu khu vực đã chịu cảnh cháy rừng.

Do đó, các thông tin được sử dụng và hiển thị trên bản đồ cháy rừng là chính xác. Tác phẩm 3D này cũng không cho thấy tình trạng cháy rừng vào một thời điểm riêng lẻ, mà đó là tổng hợp tất cả đám cháy ở Úc trong một tháng. Đài BBC nhận định: "Sự hình dung của tác giả đã bị hiểu sai".

Cháy rừng ở Úc thải 370 triệu tấn khí carbon, ngang cháy rừng Amazon

TTO - Theo Cơ quan giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu (EU), cháy rừng tại Úc kéo dài từ tháng 9-2019 đến ngày 6-1 vừa qua đã thải ra khoảng 370 triệu tấn khí thải dioxide carbon.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Thông tin từ VNeID có thể bị lợi dụng nếu đăng lên mạng xã hội, đặc biệt trong thời điểm lừa đảo công nghệ cao gia tăng.

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhóm người biểu tình đeo mặt nạ tại thủ đô Bangkok chống lại Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn.

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Theo trào lưu tìm lại ảnh cũ trên Google Maps, nhiều người đã search và cài đặt ứng dụng này nhưng vô tình tải nhầm app giả mạo.

Nhiều người tải nhầm ứng dụng giả Google Maps khi 'tìm lại ký ức xưa' trên Street View

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Bảo hiểm xã hội khu vực XVI (tỉnh Quảng Trị) vừa phát đi cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo mạo danh cán bộ bảo hiểm xã hội nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản của người dân.

Cảnh báo lừa đảo 'cập nhật thông tin để nhận lương hưu'

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk

Ảnh chụp màn hình được cho là bài đăng của ông Trump hối hận vì nghe lời tỉ phú Musk gây chú ý, giữa lúc quan hệ hai bên đã rạn nứt.

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar