06/11/2012 15:11 GMT+7

Android: từ robot bé nhỏ đến người khổng lồ xanh

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Chỉ trong vòng năm năm ra mắt thị trường, Android đã khuấy động mạnh mẽ thị trường điện thoại di động, biến mình từ chú robot xanh nhỏ trở thành "người khổng lồ xanh" với vị trí số một.

Phóng to
Qua 5 năm phát triển, Android đã thật sự trở thành người khổng lồ trên thị trường hệ điều hành cho thiết bị di động - Ảnh: Internet

Điều đầu tiên cần nhắc đến, Google không phải là "cha đẻ" của hệ điều hành cho thiết bị di động Android.

Người khổng lồ xanh thức giấc

Năm 2005, Google mua lại Công ty Android, Inc được sáng lập từ năm 2003 bởi Andy Rubin. Hiện nay, Andy Rubin vẫn đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Android với vai trò phó chủ tịch cấp cao tại Google.

Tháng 11-2007, Google chính thức giới thiệu thế hệ đầu tiên của "robot xanh" (biểu tượng của Android) đến với thị trường điện thoại di động thông minh (smartphone), đặt bước chân đầu tiên cho hệ điều hành smartphone hàng đầu hiện nay.

Google cùng các đối tác gồm những nhà mạng viễn thông, các hãng sản xuất thiết bị di động đã cùng sáng lập Open Handset Alliance (tạm dịch: "Liên minh Thiết bị cầm tay Mở") và phát triển Android.

Vào thời điểm ra mắt, Android không đi trên con đường màu hồng, ngược lại, phản ứng của giới công nghệ lẫn người tiêu dùng vẫn rất thờ ơ với "robot xanh" nhỏ bé này. Mọi thu hút đổ dồn về iPhone thế hệ đầu tiên được Apple cho ra mắt vào giữa năm 2007. Apple tiếp tục bồi thêm App Store (chợ ứng dụng) vào năm 2008 sau khi gặt hái thành công vang dội từ iPhone.

Android 1.0 và 1.1 không được đặt tên mã. Phiên bản 1.5 có tên Cupcake và theo đó, mỗi phiên bản đều mang một tên gọi "dễ thương" đi kèm, như Android 2.1 Eclair hay 2.2 Froyo, 2.3 Gingerbread và Android 3.0 Honeycomb...

Hiện vẫn còn đến 54% thiết bị Android dùng Gingerbread (Android 2.3), Ice Cream Sandwich (Android 4.0) theo sau với 25,8%. Thế hệ Jelly Bean mới nhất còn khá ít ỏi với 2,7% thiết bị sử dụng.

Mời bạn đọc xem bài "Các phiên bản Android có gì hay?" trên nhipsongso.tuoitre.vn.

Android 1.0 không gây được sự chú ý cho đến khi Google cùng nhà mạng T-Mobile phối hợp ra mắt dòng smartphone dùng Android đầu tiên trên thế giới mang tên vào ngày 23-9-2008. Mãi đến cuối năm 2009, Google cùng các đối tác như Motorola, Samsung, HTC... mới tạo được điểm nhấn qua các dòng smartphone Android mạnh mẽ như Motorola Droid, Samsung i7500 hay HTC Magic.

Vào thời điểm 2009, số người chọn dùng smartphone thay vì các dòng điện thoại di động chức năng phổ thông vẫn còn rất ít ỏi. Palm OS và BlackBerry OS vẫn thống trị thị trường smartphone, trong khi đó Apple nhen nhóm với iOS được trợ lực từ iPhone. Bấy giờ, nói đến điện thoại có kèm định vị vệ tinh (GPS) vẫn còn là điều xa xỉ, hoặc chưa được người tiêu dùng nghĩ tới.

Năm 2010, một cuộc đua smartphone dùng Android nở rộ giữa các hãng sản xuất, Palm OS và BlackBerry OS dần thoái trào, Microsoft rục rịch chuyển Windows Mobile lên tầm cao hơn với Windows Phone. Apple iOS trên iPhone tiến bước mạnh mẽ. Năm 2010 cũng là thời điểm Samsung khởi đầu thế hệ smartphone Galaxy S đầu tiên, tiến đến chiếm lĩnh vị trí tiên phong trên thị trường thiết bị dùng Android.

Giờ đây, Android không chỉ có mặt trên smartphone hay tablet mà còn trên nhiều thiết bị TV, tủ lạnh, đồng hồ báo thức, máy nghe nhạc... Những đại diện mang nhãn Android như Samsung Galaxy S2, Galaxy S3, Galaxy Note và Galaxy Note 2 tạo được tiếng vang lớn trên thị trường, bên cạnh những "quả bom tấn" như máy tính bảng Amazon Kindle Fire, Kindle Fire HD, smartphone HTC One X, Sony Xperia S, LG Optimus G...

Phóng to
Các dòng điện thoại di động và máy tính bảng dùng Android bán chạy nhất theo thống kê từ AppBrain

Thị trường smartphone hiện nay gần như chia đôi, được nắm giữ bởi Android và iOS. Cả hai cùng cạnh tranh khốc liệt qua sản phẩm cũng như qua các cuộc chiến pháp lý kiện tụng.

Android và những con số đáng chú ý

Giữa tháng 9 vừa qua, chủ tịch Google Eric Schmidt đã công bố số lượng thiết bị kích hoạt sử dụng Android mỗi ngày đạt đến con số 1,3 triệu.

Các phiên bản giao diện hiệu chỉnh của Android (ROM "tái chế") đã xấp xỉ 4.000. Số lượng các dòng thiết bị dùng Android chạm mốc 600 và còn tiếp tục tăng sau khi Google hợp tác với Asus và Samsung cho ra mắt gồm Nexus 7 (smartphone), Nexus 7 và Nexus 10 (tablet) dùng Android 4.2 (Jelly Bean).

Phóng to
Thị phần, số lượng thiết bị kích hoạt Android tăng nhanh theo từng năm - Ảnh: Google

Đã có 700.000 ứng dụng và game đang được giới thiệu từ chợ ứng dụng Google Play (Android Market trước đây). Đây là con số thống kê mới nhất vừa được công bố vào cuối tháng 10 vừa qua.

Quý 3 năm nay, theo số liệu từ Hãng IDC, trong 181,1 triệu chiếc smartphone bán ra toàn cầu có 136 triệu chiếc sử dụng hệ điều hành Android. Theo đó, smartphone Android nắm giữ 75% thị phần, vượt xa đối thủ iOS với 14,9% thị phần. Mức tăng trưởng cùng kỳ theo năm của Android rất ấn tượng, 91,5%.

(*) Người khổng lồ xanh: Tên của nhân vật chính trong phim The Hulk.

THANH TRỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar