09/09/2023 20:54 GMT+7

‘Ăn truyện Nhóc Maruko cho hết ốm’

Food blogger Phan Anh Esheep kể từng dùng đặc quyền của đứa trẻ khi bị ốm là xin mẹ ra hiệu sách Nhân Dân mua cho mình cuốn Nhóc Maruko mới nhất, vì ‘chỉ cần ăn truyện Maruko thôi thì con sẽ hết ốm’.

Food blogger Phan Anh Esheep và cuốn truyện tranh Nhóc Maruko mà cô còn giữ được từ thuở nhi đồng tới giờ - Ảnh: T.ĐIỂU

Food blogger Phan Anh Esheep và cuốn truyện tranh Nhóc Maruko mà cô còn giữ được từ thuở nhi đồng tới giờ - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong khi đó, biên tập viên Diệp Chi của Đài truyền hình Việt Nam nịnh nọt bác cho thuê truyện bằng cách nhổ tóc bạc cho bác để được bác cho đọc truyện tranh Nhóc Maruko miễn phí.

Những câu chuyện cảm động về niềm đam mê truyện tranh Nhóc Maruko của các cô bé cậu bé 8x, 9x hơn 20 năm trước được biên tập viên Diệp Chi, Food blogger Phan Anh Esheep, MC, ca sĩ Vietnam Idol Bùi Minh Quân chia sẻ trong buổi giao lưu nhân dịp bộ sách Nhóc Maruko của cố họa sĩ Momoko Sakura chính thức ra mắt độc giả Việt Nam ngày 9-9 tại Hà Nội.

Nhóc Maruko phiên bản tiếng Việt đậm hoài cổ

Cùng với chú mèo máy Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Nhóc Maruko được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. Khi bộ truyện tranh Nhóc Maruko đến với độc giả Việt Nam gần 30 năm trước đã trở thành một phần tuổi học trò ngọt ngào của rất nhiều cô cậu 8x, 9x.

Lần này, NXB Kim Đồng sau hơn 10 năm thương lượng bản quyền đã đưa bộ truyện trở lại Việt Nam với một hình thức mới dành riêng cho độc giả Việt, đậm màu hoài cổ nhưng vẫn giữ trọn phong cách vui tươi, dễ thương từ minh họa gốc của tác giả, lại tăng khổ sách so với khổ manga truyền thống để tăng thêm trải nghiệm cho độc giả.

Series truyện xoay quanh cuộc sống ở nhà và ở trường của cô nhóc dễ thương Maruko với vô vàn khoảnh khắc hài hước và xúc động về tình cảm gia đình, bè bạn đã từng làm say lòng không biết bao cô bé Việt đầu những năm 1990.

BTV Diệp Chi (phải) và Food blogger Phan Anh Esheep chia sẻ những ký ức khó quên với Nhóc Maruko trong tuổi thơ của mình - Ảnh: T.ĐIỂU

BTV Diệp Chi (phải) và Food blogger Phan Anh Esheep chia sẻ những ký ức khó quên với Nhóc Maruko trong tuổi thơ của mình - Ảnh: T.ĐIỂU

Thuốc chữa ốm của những cô nàng 8x

Phan Anh Esheep kể cô say mê truyện tranh Nhóc Maruko tới độ vào năm lớp 8, một lần ốm không ăn uống gì được, mẹ cô dỗ dành con gái muốn ăn gì cho nhanh khỏi ốm mẹ cũng sẽ mua cho.

Và dường như chỉ đợi có thế, cô bé Phan Anh đang nằm ốm lập tức vui tươi xin mẹ ra hiệu sách Nhân Dân mua cho mình cuốn Nhóc Maruko mới nhất, vì "chỉ cần ăn truyện Maruko thôi thì con sẽ hết ốm".

Ở quê Nghệ An của biên tập viên Diệp Chi thì các cô bé học trò không dễ được mua truyện tranh Nhóc Maruko như Phan Anh ở Hà Nội. Hai chị em Diệp Chi lâu lâu mới có tiền đàng hoàng thuê truyện đọc.

Còn lại thì phải thỏa cơn ghiền bằng cách xin đọc nhờ ở cửa hiệu cho thuê truyện. Tất nhiên cô bé Diệp Chi ngày ấy phải có chiến thuật của mình để được chui vào một góc cửa hiệu cho thuê truyện tranh mà đọc ngấu nghiến.

Nhóc Maruko đã đến với độc giả Việt Nam sau hơn 10 năm thương lượng bản quyền - Ảnh: NXB Kim Đồng

Nhóc Maruko đã đến với độc giả Việt Nam sau hơn 10 năm thương lượng bản quyền - Ảnh: NXB Kim Đồng

Đó là nịnh bác cho thuê truyện bằng cách nhổ tóc bạc cho bác để được "coi cọp" Maruko. Những buổi trưa ngồi góc quán cho thuê truyện để đọc Maruko là những giây phút Diệp Chi nâng niu vô cùng. Sau đấy sẽ chạy về nhà thật nhanh để kể cho em gái nghe những gì vừa đọc.

Không biết có phải nhà Diệp Chi cũng có hai chị em gái như hai chị em gái Maruko và em gái Diệp Chi lại cũng rất hay chảy máu cam như cô em gái trong truyện mà hai chị em Diệp Chi say mê bộ truyện này đến độ bắt chước mọi trò nghịch ngợm của hai chị em Maruko.

Diệp Chi còn bắt chước như Maruko muốn được chảy máu cam như em gái để được nghỉ học. Thôi thì đủ trò tinh nghịch bắt chước và những tràng cười sảng khoái của tuổi thơ.

Về định kiến của một số phụ huynh rằng truyện tranh không bổ ích cho trẻ con như truyện chữ, biên tập viên Diệp Chi nói cô không có sự phân định ranh giới truyện tranh, truyện chữ, bất cứ sách nào, âm nhạc gì mang đến cho con niềm vui thì cô đều ủng hộ con.
Truyện tranh khoa học cho trẻ em của Singapore đến Việt Nam

"The young scientist" - truyện tranh khoa học cho trẻ em của Singapore - vừa được chính thức giới thiệu với các bạn nhỏ Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar