30/08/2006 04:02 GMT+7

Ẩn sĩ phố núi triển lãm tranh

NGUYỄN HÀNG TÌNH
NGUYỄN HÀNG TÌNH

TT - Cuối cùng thì người họa sĩ già tài danh Lưu Công Nhân cũng đã chịu đưa tranh ra triển lãm ở Đà Lạt (từ 25-8 đến 10-9), sau 23 năm hoạt động sáng tạo như một ẩn sĩ tại phố núi này.

Phóng to

39 bức tranh sơn dầu tâm huyết ông chẳng đặt tên, chủ đề hay phụ đề gì cả - Ảnh: N.H.TÌNH

TT - Cuối cùng thì người họa sĩ già tài danh Lưu Công Nhân cũng đã chịu đưa tranh ra triển lãm ở Đà Lạt (từ 25-8 đến 10-9), sau 23 năm hoạt động sáng tạo như một ẩn sĩ tại phố núi này.

Chỗ triển lãm là một gallery nho nhỏ, mới ra đời, có tên Thai ở cuối dốc Trương Công Định, đường Phan Đình Phùng. “Nơi đây xem vậy mà ấm cúng, nhẹ nhàng, hợp với tranh mình, tính mình!” - ông lý giải.

Họa sĩ họ Lưu bảo đến bây giờ sáng tác của ông mới chính thức “ra mắt” công chúng Đà Lạt vì: “... Tôi quí thời gian lắm (nay đã 75 tuổi - PV). Tranh thủ để vẽ kẻo không còn cơ hội. Khi nào thấy vui, khỏe, rảnh và... tiện thì mang ra cho thiên hạ xem! Mà không triển lãm cũng còn đó cho mọi người!”. “...

"

Họa sĩ Lưu Công Nhân từng được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học và nghệ thuật... Tranh ông từng được đưa đi tham dự triển lãm ở Đức, Pháp, Tiệp Khắc, Liên Xô, Bulgaria, Romania, Áo...

Còn đó cho mọi người” là ông muốn khẳng định bất di bất dịch quan niệm làm nghệ thuật “lạc thời” của mình rằng nghệ thuật (tranh) là văn hóa, bán thì dễ giữ lại khó, và ông không bao giờ muốn xa nó, bán đi, dù tranh ông thường được người ta ngã giá từ 3.000 USD trở lên. Mà thật, gần như toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông suốt 60 năm qua, với trên 1.500 bức, vẫn còn gần như nguyên vẹn, cất giữ trong xưởng vẽ ở một triền dốc đầu ngõ vào TP Đà Lạt.

Điều bất ngờ ở phòng tranh này là lần đầu tiên người ta được xem tranh... khỏa thân, bởi thành phố có tiếng “ít thoáng” này hồ dễ muốn chơi nghệ thuật kiểu nào thì chơi. 17 bức khỏa thân được vẽ từ chính những cô thôn nữ miền Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phú Thọ ngồi mẫu, một đôi cô nữa của phố núi Đà Lạt, tất cả chưa từng công bố.

Vậy nhé, người học trò đầu tiên của Trường Mỹ thuật ở An toàn khu Việt Bắc, học trò ruột của danh họa Tô Ngọc Vân năm nào đã chống gậy (bởi bệnh Parkinson lâu nay) đi mở cửa... thế giới sáng tạo của mình cho ta xem. Đâu đó, người ta quí ở ông cái chất không màng quyền uy thế sự, dám “xin” từ bỏ cơ quan nhà nước khi được giao cho làm “sếp” ở Trường Mỹ thuật ở Hà Nội (tiền thân của ĐH Mỹ thuật Hà Nội ngày nay) từ 40 năm trước.

Ông từ bỏ quan trường để rong ruổi một đời với nghệ thuật, lưu lạc, cắm mình nơi những miền thôn quê Bắc bộ để... vẽ, và bây giờ tự nguyện “kẹt” lại ở cái thành phố buồn Đà Lạt này.

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ.

Bác Hồ đã chạm đến trái tim của biết bao nghệ sĩ

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar