19/07/2009 06:22 GMT+7

Ăn "rau cỏ biển"

Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Từ tháng Giêng đến hết tháng Bảy Âm lịch hàng năm, rong vào mùa rộ, dập dềnh trên biển như những thảm cỏ tươi mát, đủ sắc màu. Thu hoạch rong không tốn nhiều công sức hay thời gian, lắm khi chỉ cần vớt sau mỗi đợt thủy triều là đủ dư dả làm thức ăn cho cả mùa.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Phóng to
Salad rong nho

Rong tảo biển tưởng chừng là những thảm cỏ biển trôi nổi bỏ đi, nhưng lại là một kho tàng dinh dưỡng quý giá tương đương với các loại hải sản, nấm và thậm chí còn hơn cả thịt. Đây là nguồn thực phẩm giàu iod bậc nhất. Lượng magiê giàu có trong rong tảo biển cũng giúp phòng tránh bệnh đau nửa đầu, hen suyễn, sưng viêm cho người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, rong tảo biển còn được xem là thực phẩm dinh dưỡng dành cho phụ nữ, bởi chất lignan trong thực phẩm này có thể đóng vai trò nhỏ linh động như hormone estrogen, giảm được các triệu chứng như nóng nảy, mất ngủ, nguy cơ ung thư... Một nguyên tắc khi chế biến rong tảo biển là không nên ngâm quá lâu trong nước, dễ làm iod trong rong mất đi. Rong tảo cũng thường được sơ chế cùng tỏi vì chất selenium trong tỏi sẽ giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng trong rong tảo tốt hơn.

Thế giới rong tảo rất đa dạng về chủng loại, nhưng theo thống kê thì chỉ có chưa đến 20 nhóm tảo được dùng trong ẩm thực. Rong, tảo đa phần được dùng tươi dưới dạng gỏi, salad hoặc luộc, hấp, cũng có thể làm món tráng miệng, xúp hoặc thậm chí là nướng, làm xốt.

Riêng tảo spirulina platensis là loại rong xanh dạng sợi xoắn hiện nay còn được chế biến thành thực phẩm dinh dưỡng dạng viên nén, có hàm lượng protein cao, thành phần acid amin giống với trứng, các glucid dễ tiêu hóa, giàu muối khoáng và vitamin. Vì vậy, ăn tảo cũng là cách phòng chống suy dinh dưỡng ở nhiều quốc gia.

Rong ăn thiệt

Phóng to
Salad rong biển kiểu Nhật

Châu Á là nơi rong, tảo biển được dùng từ rất lâu đời. Rong tảo được phơi sấy khô, trở thành món snack “lê-ghim” xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Trong khi đó, phương Tây thường dùng rong tảo như một phụ gia để nêm nếm cho món ăn thêm mùi vị. Loại rong biển phổ biến bậc nhất trong ẩm thực các nước châu Á là rong tía, sau khi chế biến có màu xanh rêu đậm, được xem như nấm của biển cả.

Rong tía lá bản to, khi ngâm dưới nước như những dải lụa mềm. Người Hoa gọi nó là pinyin, người Nhật gọi nori, còn ở Hàn Quốc có tên là lá kim. Sushi Nhật hay kimbab của Hàn Quốc trở nên đặc sắc cũng nhờ những miếng rong mỏng manh này.

Rong mơ nâu sậm, dài đến vài chục thước, thân và lá có thể bằng bàn tay đứa trẻ. Rong mơ thường dùng để nấu canh, hầm xương, nấu chè hay ướp mặn để giữ lâu, làm nguyên liệu nấu nước mát rong biển - một thứ nước giải khát mát lành. Từ lâu, món canh rong biển cũng là một trong những thức khai vị quen thuộc của những bữa cơm người Hoa, bởi vị ngọt nhẹ của rong hầm cùng với xương, đậu hũ dễ kích thích khẩu vị cho người ăn đầu bữa tiệc.

Gần đây, một loại rong biển đang trở thành đặc sản trong các nhà hàng là rong nho (sea grape, tên tiếng Nhật là umibudo), còn được biết đến với tên “trứng cá xanh” (green caviar) do chứa nhiều vitamin, khoáng chất; đặc biệt có công dụng làm đẹp da và giảm béo cho phái nữ. Loại thực phẩm này ban đầu được du nhập sang nước ta từ nhu cầu của những người ghiền ẩm thực Nhật, do rong nho tươi là món salad không thể thiếu ở đất nước này.

Theo các chuyên gia ẩm thực thế giới, rong nho tạo được cảm giác ngon miệng nhất khi chấm với nước tương pha mù tạt hoặc xốt mayonnaise. Khác với các loại rau khác, rong nho bảo quản được tối đa mười ngày trong điều kiện bình thường (25 - 300C), tránh giữ trong tủ lạnh hay để dưới ánh mặt trời (rong dễ bị tan chảy thành nước hoặc khô quắt lại). Do cách bảo quản khó khăn nên rong nho hiện cũng là một trong những loại rong biển có giá khá cao.

Rong ăn chơi

Phóng to
Chè đậu xanh phổ tai của người Việt

Phổ tai cũng là loại hải sản gốc thực vật quen thuộc của người Việt và người Hoa, có bề mặt to bản và dày, có tấm bề ngang lớn hơn 50cm và dài nhiều mét, được phơi khô để dự trữ và dùng trong cả năm. Mùi hương biển đặc trưng của phổ tai khiến nó trở thành thực phẩm không thể thiếu để tạo hương vị biển khơi trong món ăn.

Gỏi hải sản là một ví dụ. Trên cái nền tôm, sò, mực, cá đủ loại, vẫn cần chút vị ngọt mát lạnh và mùi biển nồng của phổ tai. Món ăn được chế biến khá đơn giản, chỉ cần ngâm cho phổ tai nở mềm, xắt sợi rồi trộn với tôm, mực sò đã hấp sơ, nêm nếm chút nước mắm, đường, chanh cho vừa miệng là xong, bởi càng đơn giản thì mùi và vị biển cả càng đậm đà, đúng chất.

Với người Việt Nam, phổ tai luôn có trong các món tráng miệng như sâm bổ lượng, chè thưng… để tạo nên độ giòn, khiến cho món chè ngọt đỡ ngán, dù có một khuyết điểm nhỏ là màu xanh đen thẫm không bắt mắt cho lắm. Thời gian gần đây, người bán có xu hướng thay phổ tai trong chè bằng một loại rong biển khác cũng đặc sắc không kém là rong sụn. Loại rong này tuy khó khai thác và cũng khó dự trữ được lâu như phổ tai, nhưng bù lại có màu trắng đục, hình dáng trông như nhánh san hô đẹp mắt và đặc biệt là rất giòn. Rong sụn khô có thể ngâm nở để trộn gỏi, cũng ngon không kém cạnh phổ tai.

Rong câu biển còn được dùng để làm nên thức uống giải khát quen thuộc của nhiều quốc gia là sương sa. Mẻ sương sa ngon phải được nấu từ loại rong mập mạp, ngâm nước vo gạo vài bữa rồi xả sạch giúp cho rong trắng và hết mùi tanh trước khi nấu. Phần nước lọc khi để nguội sẽ kết thành khối thạch màu trắng đục.

Loại sương sa đơn giản nhất được bày bán ở chợ thường không mùi, vị lạt, được người bán xắt thành từng miếng nhỏ, thêm chút nước đường thắng vàng, hạt lựu đỏ, sương sâm, sương sáo hoặc bột lọc sợi xanh sợi trắng, thêm chút nước dừa sền sệt, đậu xanh đánh dẻo, tạo nên một món tráng miệng bình dân mà ngon miệng, dễ dàng bắt gặp ở bất cứ gánh chè, góc chợ nào ở miền Nam.

Riêng loại thạch sương sa được nấu từ tảo biển agar gelidium còn được gọi bằng một tên khác là rau câu. Miếng thạch rau câu có độ mềm cứng rất linh hoạt, dễ tạo màu và ướp hương nên hấp dẫn hơn. Tảo agar gelidium vì vậy cũng có mức giá cao hơn. Gần đây, món rau câu trái dừa được quảng cáo là món tráng miệng có xuất xứ từ Malaysia đang rất được ưa chuộng.

Rau câu agar được pha cùng nước dừa tươi, thêm một ít nước cốt dừa rồi trút ngược vào trái dừa, để vào ngăn mát chừng vài giờ là có được món rau câu mát lạnh, mềm mại, khoái khẩu. Dùng hết lớp nước đặc biệt này, thực khách cứ nhẩn nha tận hưởng từng muỗng cơm dừa non mềm ngọt bên trong. Ở các tỉnh phía Nam, rau câu trái dừa là món tráng miệng thời thượng, bởi không gì thỏa cơn khát những ngày nóng bức bằng món ăn chơi ngon miệng này.

Theo HIỂN DANHDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar