10/04/2015 11:42 GMT+7

Án oan ông Chấn vào dự thảo nghị quyết Quốc hội

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Sáng 10-4, thảo luận về dự thảo báo cáo giám sát tình hình oan - sai, một số thành viên UBTV Quốc hội khẳng định tuy số lượng các trường hợp oan, sai không nhiều nhưng đã gây rúng động xã hội.

Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó trưởng đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo giám sát và dự thảo nghị quyết. (ảnh: tư liệu Việt Dũng). 

“Tuy số trường hợp oan, sai không nhiều nhưng hậu quả gây ra là hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận (như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 5 Công an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người)” - báo cáo giám sát viết.

Nhiều vụ đang điều tra lại

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, qua giám sát cho thấy một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra từ những năm trước, đến nay, có vụ đã được giám đốc thẩm, quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại cơ bản đã khắc phục được những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng như vụ Lê Bá Mai (Bình Phước); bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp kết án Lê Bá Mai tù chung thân về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” là có căn cứ, không sai.

Đối với vụ Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” có những vi phạm về thủ tục, hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xem xét.

Đối với các vụ được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “Giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người” và vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án về tội“Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng đã xác định có những vi phạm nghiêm trọng trong điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay các vụ án này đang điều tra lại.

Khẩn trương bồi thường cho ông Chấn

Đồng thời với báo cáo giám sát, dự thảo nghị quyết “về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự” đã được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét.

“Khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), ông Phan Văn Lá (Long an), ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường” - dự thảo nghị quyết viết.

Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu: Trong năm 2015 và 2016, VKSND tối cao, Bộ Công an, TAND tối cao theo chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương giải quyết xong 11 vụ án đã kéo dài trên 05 năm và các vụ án khác dư luận quan tâm; sớm kết thúc điều tra, đưa ra truy tố, xét xử lại đối với vụ Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Hàn Đức Long (Bắc Giang), Đỗ Thị Hằng (Bắc Giang) và vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng).

Đồng thời, có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm vụ án Hồ Duy Hải (Long An), vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng), vụ Vi Văn Phượng (Bắc Giang). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm giải quyết dứt điểm vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng).

Ngăn chặn bức cung, nhục hình

“Bộ Công an tiếp tục nghiên cứu, triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra thu thập chứng cứ, không để xảy ra bức cung, nhục hình; nâng cao chất lượng điều tra, kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đối với các vụ án giết người và có báo cáo đề xuất với Chính phủ về kinh phí để đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra, nâng cấp cơ sở giam giữ quá tải hoặc xuống cấp nghiêm trọng” - dự thảo nghị quyết có đoạn.

Đánh giá về số lượng 71 trường hợp oan, sai được phát hiện trong ba năm qua, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chung nhận định đây là con số không nhiều, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các vụ được điều tra, truy tố, xét xử.

“Không nhiều, nhưng dù làm oan một người cũng phải xem trọng” - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước bình luận. Trong khi Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói rằng “oan, sai chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có những vụ làm rúng động xã hội”.

Từng giữ cương vị giám đốc công an tỉnh, ông Ksor Phước đặc biệt quan tâm đến tình trạng oan, sai có liên quan đến công tác điều tra, truy xét. “Tôi không thể ngờ được có những vụ mà bốn, năm đồng chí cùng hùa vào để bức cung, nhục hình người ta.

Tôi không thể chấp nhận được trong lực lượng công an lại có những con người như thế. Một số địa phương xảy ra oan sai nhiều, vậy các đồng chí lãnh đạo ở địa phương đó có tại vị hay không?” - ông nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị nên phân tích, làm rõ trong số các vụ oan, sai phát hiện trong thời gian qua thì những vụ nào xảy ra từ trước, thuộc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn trước đây, vụ nào vừa mới xảy ra và thuộc trách nhiệm của cá nhân đương nhiệm.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Án oan Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar