12/05/2021 09:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ấn Độ lập kỷ lục mới về số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tổng số ca tử vong tăng lên trong ngày 11-5 tại Ấn Độ là 4.205 người. Đây là số ca COVID-19 tử vong theo ngày cao nhất từng được ghi nhận ở một quốc gia cho đến nay.

Ấn Độ lập kỷ lục mới về số ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ - Ảnh 1.

Bồn khí oxy lỏng tại một nhà ga ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 10-5-2021 - Ảnh: REUTERS

Kỷ lục buồn trước đó là 4.187 người chết được ghi nhận hôm 7-5, cũng ở Ấn Độ.

Theo số liệu cập nhật công bố ngày 12-5, số ca dương tính mới theo ngày tại Ấn Độ chỉ còn 348.371 ca, giảm xuống dưới mốc 350.000 ca/ngày trong hai ngày liên tiếp.

Ấn Độ cho biết xu hướng chung của các ca nhiễm mới cho thấy tín hiệu lạc quan trong việc kiểm soát dịch bệnh, mặc dù một số bang như Kerala, Karnataka, Tamil Nada, West Bengal, Punjab và Goa lại đang ghi nhận số ca mới tăng lên.

Theo báo Times of India, tỉ lệ dương tính/số người được xét nghiệm là hơn 15% tại 26 bang và hơn 25% tại 9 bang. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc phải tiếp tục kiểm soát dịch bệnh bằng nhiều biện pháp.

Trên cả nước, tỉ lệ dương tính/số người được xét nghiệm trung bình là 21%.

Tổng số ca dương tính đang phải điều trị của Ấn Độ đã lần đầu tiên giảm trong ba ngày liên tiếp kể từ đầu tháng 3-2021. Số ca nhiễm mới trung bình của mỗi tuần cũng giảm.

Theo báo Times of India, cả hai chỉ số này đều cho thấy có thể Ấn Độ đã hoặc rất gần với đỉnh dịch.

Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số ca dương tính với COVID-19 hiện đang được điều trị là 3,71 triệu người, chiếm 16,53% tổng số ca nhiễm. Tỉ lệ bình phục trên toàn quốc là 82,39%, tỉ lệ tử vong là 1,09%.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngày 12-5, biến thể virus ở Ấn Độ đã có mặt tại ít nhất 44 quốc gia trên thế giới, có thông tin cho biết nó cũng vừa xuất hiện thêm ở 5 quốc gia khác.

Biến thể mới tại Ấn Độ có tên B.1.617 đã được WHO xếp vào danh sách các biến thể đáng lo ngại cùng nhóm với các biến thể tìm thấy ở Anh, Brazil và Nam Phi.

Hàng trăm công nhân Ấn Độ tại Mỹ bị bắt làm việc với lương rẻ mạt

TTO - Hơn 200 công nhân xây dựng từ Ấn Độ được tuyển dụng để xây đền thờ đạo Hindu ở bang New Jersey, Mỹ, để rồi họ phải làm việc nhiều giờ với mức lương bèo bọt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar