22/07/2021 08:41 GMT+7

'An Dân bảo kiếm của vua Thành Thái' đấu giá ở Mỹ: 'Thợ làm giả hạng xoàng'

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Đó là khẳng định của các nhà nghiên cứu văn hóa, cổ vật về cây kiếm được cho là của vua Thành Thái vừa được đấu giá tại Mỹ.

An Dân bảo kiếm của vua Thành Thái đấu giá ở Mỹ: Thợ làm giả hạng xoàng - Ảnh 1.

Thanh kiếm được nhà đấu giá giới thiệu là "món đồ lộng lẫy của lịch sử hoàng gia Việt Nam", "thanh bảo kiếm của vua Thành Thái" - Ảnh: GWS Auctions

Mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao về cây An Dân bảo kiếm "của vua Thành Thái" được Hãng GWS Auctions ở Mỹ tổ chức đấu giá.

Theo đó, cây kiếm dài 81cm, nơi rộng nhất 10cm, nơi lưỡi rộng nhất 3,8cm, phần chuôi và vỏ khảm nạm nhiều hoa văn bằng "vàng", "ngọc"...

Theo chữ Hán trên kiếm, kiếm được đúc vào tháng 2 năm Thành Thái thứ 11. Hiện vật có giá khởi điểm là 5.000 USD và được mua với giá 50.000 USD.

Kiếm giả

Nhìn vào cây kiếm, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc (TP.HCM) cho rằng đây là thanh kiếm đẹp, kỹ thuật chế tác cao. Song ông cảm thấy rất lạ vì kiếm được cho là của vua nhà Nguyễn, trong khi "hoa văn không có gì là thời Nguyễn hết".

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn (TP.HCM) cho biết rất buồn cười khi đọc chữ Hán trên thanh kiếm. Đó là những chữ "Vương quyền Thành Thái", "An Dân bảo kiếm" và các dòng chữ về năm tháng đúc kiếm... lẽ ra từ phải qua trái thì ở đây đi khắc ngược lại, với lối khắc khá nguệch ngoạc.

"Nếu người làm giỏi chữ Hán, viết đúng, khắc cho đẹp thì xem tận mắt mới biết, hoặc phỏng đoán có thể xác định tính giả thật trong khoảng 70 - 80%. Riêng thanh kiếm này như vậy thì dễ nhận ra là đồ giả, viết sai quy cách" - ông Sơn nhận định.

Là một chuyên gia về cổ vật thời Nguyễn, đặc biệt là đồ sứ ký kiểu, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cũng khẳng định: "Không chỉ chữ sai, chữ chạm còn rất xấu và nguệch ngoạc so với kiếm thật của thời Nguyễn thường thấy, mà hoa văn trên kiếm cũng không phải là hoa văn thời Nguyễn nữa. Do đó có thể khẳng định đây là kiếm giả của một người thợ hạng xoàng".

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cũng nói "rất tức cười vì người ta còn không biết cách làm và trang trí trên kiếm sao cho đúng, ta chẳng ra ta, mà Tàu chẳng ra Tàu".

Theo ông, cây này không phải kiếm, mà thường gọi là cây quất. Từ hoa văn, hột khảm và nhiều chi tiết khác bị sai so với kiếm Nguyễn "xịn". Lại nữa, người xưa thường không khắc những cụm chữ nghĩa kiểu như trên kiếm này vì nó rất lộn xộn, xấu xí, lại được khắc bằng mũi đục mới sau này.

"Đây không phải là kiếm của Việt Nam, cũng như không phải kiếm của Á Đông, và không có gì dính đến đồ cổ hết" - nhà nghiên cứu Trịnh Bách khẳng định.

Đấu giá cũng nhiều đồ giả

Những năm trở lại đây, rất nhiều người chơi, người buôn sang nước ngoài hoặc thông qua người thân săn lùng và tham gia đấu giá cổ vật Việt rồi đưa về Việt Nam.

Rất nhiều người ưa chuộng dòng cổ vật thuộc vương triều Nguyễn, cho nên giá cả dòng cổ vật này thường khá cao. Phần lớn người mua đều đặt niềm tin vào công tác giám định kỹ lưỡng và chắc chắn của nhà đấu giá. Song tình trạng mua phải đồ mới, đồ giả lại khá phổ biến.

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết tình trạng mua đấu giá trang phục giả khá nhiều và dẫn chứng nhiều trường hợp mua đấu giá trang phục cung đình đồ giả mà ông từng chứng kiến.

Mấy năm trước, ông từng trao đổi, phân tích và khuyến cáo một bảo tàng ở Việt Nam không nên mua một "áo vua" với giá "bạc tỉ" do một người mua đấu giá từ một hãng uy tín ở nước ngoài. Áo này là vải thật, do một vương phủ còn giữ và bán ra, sau đó người ta mua may lại và bán đi nước ngoài. Sau đó, chủ nhân đem đến hàng đấu giá...

Ông Bách khẳng định không phải áo thật không chỉ do chuyên nghiên cứu về trang phục cung đình thời Nguyễn mà còn dựa trên nguồn gốc chiếc áo mà ông biết rất rõ...

Theo ông Bách, đã mua đồ cổ đấu giá thì nên chọn hãng đấu giá uy tín. Tất nhiên, các hãng này nhiều trường hợp công tác giám định không như mọi người đặt niềm tin. Ngoài ra, theo ông: "Giờ đấu giá tạp nhạp lắm".

Bởi lẽ, có khá nhiều nhà đấu giá mới mở ở Pháp và một số ở Mỹ, một số do người Việt mở, đưa đồ từ Việt Nam sang bán và rất nhiều thứ được làm mới, làm giả.

Ông nói: "Giới giàu có mới nổi nhiều người đang theo chơi đồ cổ, cái chính là không nhiều người rành chuyên môn và thường tin tưởng vào khâu giám định của nhà đấu giá. Do đó tình trạng mua đồ giả khá phổ biến".

Cháu nội vua Thành Thái qua đời trong cảnh nghèo khó

TTO - Ông Nguyễn Phước Bảo Tài, cháu nội vua Thành Thái - vị vua thứ 10 của triều đình nhà Nguyễn, vừa qua đời trong cảnh nghèo khó và được xe từ thiện đưa về an táng tại quê nhà Cần Thơ.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Khoai Lang Thang vừa đăng clip về bữa ăn do nhóm anh tổ chức cho các em nhỏ và mọi người ở khu ổ chuột Kibera ở Kenya, châu Phi.

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar